Quảng cáo LH: 0128.543.5547
Online: 1
Bây giờ: 2024-11-21 18:40
Chỉ với 500đ có cơ hội trúng iphone 4, Card (100k, 20k, 10k), hàng trăm game, nhạc chuông, hình ảnh miễn phí (ko tin đừng vào)
Chung Thủy Là Hạnh Phúc
vài tháng trước, quả là nặng nề. Có lẽ chính vì thiệt hại quá lớn ấy mà không ít kẻ mê tín dị đoan tung tin là “ở đâu có cây trò vảy, thì ở đó sẽ có lũ rất lớn để đẩy cây thần này ra đại dương”. PV đã vượt hơn 300 km từ Đà Nẵng ra Châu Hoá ghi chép lại những mẩu chuyện về cây trò vảy để đưa đến độc giả những thông tin xác thực nhằm ổn định tình hình địa phương. Tin đồn về cây trò vảy... Những ngày qua, xứ cát Quảng Bình đã nóng lại càng nóng hơn bởi tin truyền miệng về cây trò vảy được đồn thổi đi rất nhanh. Lên xã Tiến Hoá (huyện Tuyên Hoá), xuôi chuyến đò ngang tôi mới đến được rốn lũ Châu Hoá. Là một xã đảo thấp trũng, nên người dân xứ này luôn phải... hứng lũ. Châu Hoá vẫn còn tan hoang, người dân đang dần gượng dậy nhờ tấm lòng nhân ái bốn phương. Càng về đến “tâm điểm” Châu Hoá, thì những câu chuyện ly kỳ về cây trò vảy dường như càng tăng bội phần. Qua lời kể của các bậc cao niên, thì từ lâu một số người dân sở tại đã cho rằng, cây trò vảy là một cây thiêng, cây của Hà Bá - Long Vương, sống hàng ngàn năm tuổi nên “thân thể” to - cao không cây nào sánh bằng. Đến thời kỳ “đôốc cội” (lốc rễ) thì nước lũ sẽ đẩy nó về biển lớn, và cây trò vảy... hoá rồng. Trong quá trình trôi ra biển, nếu cây trò vảy còn dừng lại ở đâu thì ở nơi đó phải chịu những trận lũ lớn hơn trước, nước dâng cao để đẩy cây ra đại dương. Cây trò vảy có hình dáng rất lạ. Ngoài thân cây trò là một hệ thống vảy nằm úp xuống (vảy tương tự như cây tro (cọ), nhưng cây cọ vảy ngửa lên trên), trong những vả“nó là nơi trú ngụ của các loài rắn rết... nên càng có lý do để một số người cho rằng cây rất thiêng, hễ ai chạm vào, cưa đục nó thì gia đình tan tác, họ hàng cũng vạ lây... Bởi thế, không ai dám đụng đến cây trò vảy. Tai nghe, mắt thấy... Theo sự chỉ đường của ông Chủ tịch xã Châu Hoá Trương Thanh Lan, tôi tìm về gia đình ông Cao Hường (70 tuổi) ở thôn Kinh Châu. Ông Lan hiện đang “níu giữ” một đoạn cây mà không ít người cho là... trò vảy. Nhà ông Hương có 13 người con, 9 trai chủ yếu làm nghề đi đò. Trong căn nhà gỗ cao đến 10 mét với những cột gỗ hiếm, khiến ai nhìn cũng mê, cha con ông tươi cười hớn hở đón khách. Ông Hương khoe: “Cả tháng nay, người từ khắp Hà Nội, Sài Gòn cũng về hỏi chuyện thực hư về cây trò vảy...”. Lỗ thủng trong thân cây gỗ bị đồn là cây trò vảy Ông Hương kể, hôm lũ dữ dâng cao, nước cuồn cuộn, 4 cha con ông thấy có một cây gỗ dài chừng 10m, đường kính khoảng 70cm, đã bị cắt đầu cắt đuôi nằm gác ngang trên đường sắt (người dân xã Châu Hoá và những xã lân cận, mỗi mùa lũ thường đi vớt... gỗ). Trước là để giải phóng cho đường sắt, sau nữa cha con ông rất mừng vì gặp gỗ hiếm nên 4 cha con ông Hương vội kéo về. Nhưng cây gỗ quá nặng, ông đành lấy dây buộc lại bên đường. Nước rút, nhiều người qua lại thấy cây gỗ lạ, người thì cho là cây trò vảy, người cho rằng không phải. Những câu chuyện từ đó được thêu dệt, không ít người người oán trách gia đình ông Hương “níu cây trò vảy làm gì, trận lũ vừa qua đã kinh hoàng nếu giờ Châu Hoá lại chịu thêm trận lũ lớn hơn nữa thì...”. Thoáng chút ngập ngừng, ông Hương kể, 10 ngày sau lũ, các con của ông cho rằng đây không phải cây trò vảy nên ra cưa về để... dùng. Ông Hương thú thật, lúc cưa, cây gỗ đó rất cứng (hơn cả lim), khiến lưỡi cưa máy bị đứt. Anh Cao Văn Sĩ (38 tuổi), con ông Hương bị lưỡi cưa quệt gãy mấy chiếc xương sườn. Và, sau đó có 2 người con bị nóng rét liên tục, hiện 1 người đang phải điều trị ở Bệnh viện Huế, còn một người con út thì uống rượu say bị tai nạn xe máy, suýt bỏ mạng. Anh Cao Văn Sĩ, góp chuyện: “Sau những sự cố đó, nhiều người cho rằng đây chính là cây trò vảy, gia đình tôi đụng đến cây thiêng nên có chuyện. Từ Hà Nội, Huế vẫn có truyền miệng, gia đình tôi sẽ có nhiều người chết, bị đau vì chạm vào cây thiêng...”. Nhưng cha con ông Hương cho rằng, đây không phải là cây trò vảy, và ông không... sợ. Sự thật chỉ là... lời đồn nhảm Háo hức muốn “giải mã” chân tướng cây gỗ, tôi nhờ mọi người đưa ra hiện trường. Cách nhà ông Hường khoảng 1 km, phía sau đường 22C, một cây gỗ dài, to nằm vắt vẻo giữa một ruộng lúa hết vụ. Người hiếu kỳ cũng đến xem và bàn luận rất đông. Theo quan sát, cây này toàn thân xù xì, loang lổ. Nhưng đó là do thân cây bị mục nát, chứ không phải có vảy như đồn thổi. Phần thân cây có những lỗ rỗng, chạy dài theo thân cây có những lỗ nhỏ, có chỗ cũng đã mục nát. Phía dưới thân cây đã có dấu cưa khá cũ, phía trên hơi mục (hình như đã bị cụt ngọn từ lâu). Qua nhìn nhận, có thể thấy cây gỗ này đã bị khai thác chứ không hề có một biểu hiện gì khác. Nhiều người cho rằng, cây này là do con người khai thác, nhưng do gỗ bị quá nhiều lỗ nên vứt lại trên rừng, theo dòng nước lũ trôi về đây. Theo một số “tay” đi rừng siêu hạng, cây trò vảy hiện nay cũng có rất nhiều ở trên rừng. Nhiều nhất là phía thượng nguồn, sống cạnh các lèn đá, những nơi nguy hiểm. Ở gần khu vực này, thôn Trường Xuân xã Cao Mại (Tuyên Hoá) cũng có rất nhiều cây trò vảy. Nhiều cây đường kính 1,5- 2 m và hơn thế nữa. Tán lá và thân cây sừng sững ở những góc rừng. Anh Học, người ở xã Cao Mại, mấy chục năm kinh nghiệm đi rừng, cho rằng: “Đây có thể là cây trò vảy, còn tác hại như lời đồn thì không có đâu. Hiện nay, ở trên rừng họ chặt đầy ra đấy mà có ai bị sao đâu”. Anh Thập ở thôn Chùa Bột, xã Cao Quảng đi rừng từ năm 20 tuổi, đã hơn hai chục năm kinh qua rất nhiều cánh rừng, loại cây, khẳng định: “Đây không phải là cây trò vảy”. Anh cho rằng, anh đã 4 lần chặt cây trò vảy (họ thuê chặt) nhưng thấy khác với cây này. Loại cây trò vảy, có vỏ rất dày 60-70 cm. Loại cây này, khi còn tươi chặt vẫn có mùi tanh. Mủ của loại cây này màu đỏ, khi dính vào người rất ngứa (sau ít thời gian thì hết). Theo anh Thập: “Người ta cứ rỉ tai nhau thế, nên thiêng là do mồm con người nói thôi”. Anh Đỗ Trung Trực, người gốc Bắc, vào lấy vợ ở xã Cao Quảng, từng đi nhiều cánh rừng Bắc, Trung cũng khẳng định như anh Thập. Anh Trực thường xuyên thấy (và đã có lần chặt) cây trò vảy, nhưng có chuyện gì xảy ra đâu! Anh Trực cho biết, cây trò có đến 7 loại, trong đó trò vảy, và trò chỉ thuộc nhóm 3 (quý hiếm), ngoài ra còn có trò nâu, trò cát (nhóm 7)... Khi tôi hỏi cây này là gì, anh Trực cho rằng do vỏ ngoài đã quá mục, loang lổ nên khó xác định. “Đây chỉ là một cây gỗ cũng thuộc nhóm 3-4, nhưng do nhiều lỗ quá nên người khai thác họ bỏ lại trên rừng” - anh Trực cho hay. Đem câu chuyện về hỏi, ông Lan - Chủ tịch xã cho biết những ngày này có nhiều lời đồn đại về cây gỗ. ông Lan khẳng định: “Cây mà gia đình anh Hương kéo về không phải là cây trò vảy”. Phía vỏ ngoài trông như vảy là do sống quá già, vỏ dày bị mục rũ, loang lổ nên tưởng nhầm. Mà vùng này, nhiều người vẫn chặt hạ trò vảy mà có bị sao đâu. Nói về hai người con của ông Hương bị ốm phải nằm viện và bị tai nạn xe máy, ông Lan cho rằng đứa bị ốm là do đợt lũ vừa rồi suốt ngày dầm mình dưới nước để vớt củi, đánh cá nên bị cảm; còn thằng bị tai nạn là một tay bợm nhậu, xỉn quá đi xe máy nên bị ngã chứ có gì đâu. Nói về sự việc này, ông Hoàng Minh Đệ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hoá cho biết: “Cây trò vảy như lời đồn chỉ là nhảm nhí. Còn thực tế thì cây trò vảy cũng là loại gỗ tốt, cứng, chắc. Nếu lưỡi cưa không tốt hoặc cưa không đúng cách thì sẽ gãy lưỡi cưa. Loại cây này người dân ở đây vẫn khai thác, sử dụng... bình thường”.

Old school Swatch Watches