Ring ring
Quảng cáo LH: 0128.543.5547
Online: 1
Bây giờ: 2024-11-21 18:11
Chỉ với 500đ có cơ hội trúng iphone 4, Card (100k, 20k, 10k), hàng trăm game, nhạc chuông, hình ảnh miễn phí (ko tin đừng vào)
Chung Thủy Là Hạnh Phúc
Chương 1: Hạ Đỏ Mùa hè năm đó là mùa hè quê ngoại . Cuối năm lớp chín, tôi học bù đầu, người xanh như tàu lá. Ngày nào mẹ tôi cũng mua bí đỏ về nấu canh cho tôi ăn. Mẹ bảo bí đỏ bổ óc, ăn vào sẽ mau thuộc. Trước nay, tôi vốn thích món này . bí đỏ nấu với đậu phộng, thêm vài cọng rau om, ngon hết biết. Nhưng ngày nào cũng buộc phải ăn món đó, tôi đâm ngán. Hơn nữa, dù dạ dày tôi bấy giờ tuyền một màu đỏ, trí nhớ tôi vẫn chẳng khá lên chút nào . Tôi học trước quên sau, học sau quên trước. vì vậy tôi phải học gấp đôi những đứa khá. Tối, tôi thức khuya lơ khhuya lắc. Sáng, tôi dậy từ lúc trời còn tờ mờ. Mắt tôi lúc nào cũng đỏ kè. Ba tôi bảo: - Nhất định đầu thằng Chương bị hở chỗ nào đó. Chữ nghĩa đổ vô bao nhiêu rớt ra bấy nhiêu . Thế nào sang năm cũng phải hàn lại . Mẹ tôi khác ba tôi . Mẹ không phải là đàn ông. Mẹ không nỡ bông phèng trước thân hình còm nhom của tôi . Mẹ xích lại gần tôi, đưa tay nắn nắn khớp xương đang lồi ra trên vai tôi, bùi ngùi nói: - Mày học hành cách nào mà càng ngày mày càng giống con mắm vậy Chương ơi! Giọng mẹ tôi như một lời than. Tôi mỉm cười trấn an mẹ: - Mẹ đừng lo! Qua kỳ thi này , con lại mập lên cho mẹ coi! Không hiểu mẹ tôi có tin lời tôi không mà tôi thấy mắt mẹ rưng rưng. Thấy mẹ buồn, tôi cũng buồn lây . Nhưng tôi chẳng biết cách nào an ủi mẹ. Tôi đành phải nín thở nuốt trọn một tô canh bí đỏ cho mẹ vui lòng. Dù sao, công của tôi không phải là công cốc. Những ngày thức khuya dậy sớm đã không phản bội lại tôi . Kỳ thi cuối năm, tôi xếp hạng khá cao . Ba tôi hào hứng thông báo: - Sang năm ba sẽ mua cho con một chiếc xe đạp! Mẹ tôi chẳng hứa he,n gì. Mẹ chỉ "thưởng" tôi một cái cốc lên trán: - Cha mày! Từ nay lo mà ăn ngủ lại cho lại sức nghe chưa! Ba tôi vui . Mẹ tôi vui . Nhưng tôi mới là người vui nhất. Tôi đàng hoàng chia tay với những tô canh bí đỏ mà không sợ mẹ tôi thở dài . Dù sao cũng cảm ơn mày, cơn ác mộng của tao, nhưng bây giờ thì xin tạm biệt nhé! Tôi cúi đầu nói thì thầm với trái bí cuối cùng nằm lăn lóc trong góc bếp trước khi cung tay cốc cho nó một phát. Giã từ bí đỏ, tôi giã từ luôn bút nghiên. Tôi nhét tất cả sách vở vào ngăn kéo, khóa lại . Rồi tôi lắc mạnh đầu cho chữ nghĩa rơi ra . Đầu óc thanh thản, tôi leo lên giường úp mặt vào gối ngủ vùi . Tôi ngủ ba ngày ba đêm, thỉnh thoảng thức dậy ăn qua loa để lấy sức ... ngủ tiếp. Trong cơn mơ tôi thấy tôi hóa thành một chàng trai khôi ngô lực lưỡng. Tôi co tay lại, bắp thịt nổi cuồn cuộn. Tôi duỗi tay ra, bức tường trước mặt tôi thủng một lỗ to tướng. Tôi chuẩn bị ghi tên thi lực sĩ đẹp. Nhưng tôi chưa kịp đi thi thì đã thức dậy . Tôi ngồi trên giường, vừa ngáp vừa nhớ lại những hình ảnh huy hoàng trong giấc mơ, bụng cứ tiếc hùi hụi . Khi dứng chải tóc trước gương, tôi ngạc nhiên thấy tôi bỗng dưng tròn trịa hơn hẳn thường ngày . Tôi thấy mình giống hệt chàng trai tôi gặp trong mơ . Tôi vội vàng chạy xuống bếp, khoe với mẹ tôi: - Mẹ ơi, con mập ra rồi đây nè! Mẹ tôi nhún vai: - Con cũng vậy thôi, có mập ra chút nào đâu! Giọng điệu thản nhiên của mẹ tôi khiến tôi tức tối vô cùng. Tôi ấn ngón tay trỏ lên má: - Mẹ xem đây nè! Mẹ tôi nhìn thoáng qua mặt tôi rồi thở dài: - Đó không phải là mập! Con ngủ nhiều quá nên mặt sưng lên đó thôi! - Sưng dâu mà sưng! Mẹ chỉ nói! - Tôi đáp, giọng giận dỗi . Thái độ hờn lẫy của tôi khiến mẹ bật cười . Mẹ nói: - Mập là phải mập đều kìa! Tay chân con đâu có mập! Tay chân con cứ như que tăm! Tôi chạy lên đứng trước gương. Và tôi co tay lạị Tôi nhớ trong giấc mơ khi tôi co tay lại, bắp thịt nổi cuồn cuộn. Nhưng dó là trong giấc mơ . Ngoài đời không thế. Tôi trố mắt dòm vào gương và hoàn toàn thất vọng khi thấy cánh tay khẳng khiu của tôi cuồn cuộn những ... gân. Mẹ tôi nói đúng. Tôi chả mập. Mặt tôi chỉ sưng lên. Và ít hôm nữa, nó sẽ xẹp xuống. Hệt như một quả bong bóng xì. Tôi chán nản, chẳng buồn ngắm nghía mình trong gương nữa . Tôi tót ra khỏi nhà chơi với mấy đứa bạn. Nhưng bạn tôi đứa nào đứa nấy tròn quay . Chơi với chúng một hồi, tôi tủi thân, bỏ về. Những ngày sau đó là những ngày tẩm bổ. Các thứ thịt và các thứ cá ngoài chợ, mẹ tôi mua gần như không sót thứ gì. Rồi mẹ tôi bắt đầu chiên, xào, kho, nướng, hấp, luộc, hầm, rô - ti, nhúng giấm, bóp chanh. Mùi hành mỡ thơm nức mũi . Ba tôi vừa ăn vừa gật gù khen ngon. Nhưng tôi lại chẳng ăn được gì. Không hiểu sao, tôi chẳng buồn ăn. Tôi nhấm nháp như mèo . Thấy tôi nhai rệu rạo, uể oải, mẹ tôi buông đũa, ngán ngẩm: - Con làm sao thế ? Tôi lắc đầu: - Con chẳng biết. Con chẳng thấy muốn ăn. Ba tôi đề nghị: - Cho nó đi đổi gió đi thôi! Mẹ quay sang ba: - Đi đâu ? - Cho nó về bên ngoại . Xuống dưới quê ở với dì Sáu vài ba tháng, họa may nó mới mập lên được! Chương 2: Hạ Đỏ Thế là tôi về quê ngoại . Tôi đến ở nhà dì Sáu . Ngày đi tôi chỉ mang theo mấy bộ quần áo và dăm cuốn truyện. Dì Sáu là em ruột mẹ tôi . Dì ở làng Hà Xuyên, sống bằng nghề làm ruộng. Thỉnh thoảng, gặp lúc túng quẫn, mẹ tôi vẫn thường đến nhờ vả dì. Những lúc đó, bao giờ mẹ tôi cũng chở về nhà vài mươi ký gạo . Nói chung, dì và mẹ tôi, hai chị em rất thương nhau . Làng Hà Xuyên cách đường quốc lộ khoảng ba cây số về miệt biển. Dẫn vào làng là một ngõ trúc quanh co, sâu hút, đẹp như tranh vẽ. Trưa đứng bóng, luồn qua ngõ trúc vẫn mát rượi . Nắng bị chặn lại trên những ngọn trúc cong cong, chỉ rụng xuống con đường làng đầy lá khô và phân bò những giọt vàng lốm đốm. Không có nắng nhưng ngõ trúc đầy tiếng chim. Từ sáng đến chiều, lũ chim sẻ, chim sâu, chách hoạch và chào mào đua nhau hót líu lo Trên những cành nhánh lúc nào cũng đong đưa theo gió. Ngày tôi khăn gói về quê ngoại, lũ chim sẻ dạn dĩ chào mừng tôi bằng cách rủ nhau sà xuống mặt đường nhặt những hạt thóc rơi vãi từ những chiếc xe bò đủng đỉnh đi ngang. Chúng nhặt thóc sát ven đường, ngay cạnh cây mâm xôi tim tím và bụi mắc cỡ đầy gai . Khi tôi đi lướt qua, chúng không buồn bay lên, chỉ giương mắt ngó tôi như thầm hỏi cái thằng ốm nhom này từ đâu đến và đến làm cái quái gì ? Nhà dì Sáu ở cuối con ngõ, nằm sau một khúc ngoặt chạy quanh ao rau muống của ông Hai Đởm. Đó là một căn nhà gạch ba gian, rộng rãi, thoáng mát. Chỉ có căn nhà bếp là lợp tranh, trong nhà chất đầy những bồ đựng lúa và những đống trấu dùng để đun bếp. Đằng trước là cái sân phơi lát gạch. Trước nữa là những thân cau cao vút nằm kế lũy tre xanh bao quanh vườn nơi chiều chiều lũ chim tụ họp về cãi lộn ỏm tỏi trước khi đi ngủ. Vườn phía sau khá rộng nhưng ao rau muống đã choán hết phân nửa diện tích. Dường như ở Hà Xuyên, mỗi nhà đều có một ao rau muống. Trên phần đất còn lại, lác đác dăm cây ăn trái . Cây bòng nằm o(? góc vườn cạnh chuồng bò. Dọc theo hàng rào là những cây ổi sum suê trái . Toàn là ổi sẻ, trái nhỏ xíu, chỉ lớn hơn đầu ngón tay cái một chút. Giữa vườn, cạnh cái giếng đá mốc rêu, có hai cây khế, một cây khế ngọt, một cây khế chua . Trong những ngày ở nhà dì Sáu, ban trưa tôi thường mắc võng giữa hai cây khế này nằm đọc sách. Những lúc như vậy, bao giờ tôi cũng ngủ thiếp đi giữa những trang sách. Cơn gió thoảng từ ngoài khe suối thổi vào cộng với tiếng chim sâu lích chích bên tai cứ khiến mắt tôi díp lại, không làm sao cưỡng nổi . Chỉ đến khi một con chim quỷ quái nào đó lẻn vào vườn ăn khế chín và nhả hạt rơi trúng mặt tôi, tôi mới giật mình mở choàng mắt dậy và ngơ ngác nhìn quanh. Dì Sáu có hai người con. Thằng Nhạn nhỏ hơn tôi hai tuổi và thằng Dế nhỏ hơn tôi bốn tuổi . Ngay hôm đầu tiên tôi đến, thằng Dế lật đật kéo tôi ra sau vườn. Nó chỉ tay lên cây khế, hí hửng khoe: - Cây khế nhà me trái quá trời! Em hái xuống cho anh ăn nghen! Tôi thận trọng: - Khế này là khế gì ? Ngọt hay chua ? - Cây này khế ngọt. Cây kia mới chua . Tôi gật đầu: - Vậy mày trèo lên đi! Chỉ đợi có vậy, Dế nhanh nhẹn bám cây trèo lên. Nó trèo nhanh như sóc. Nhìn nó leo thoăn thoắt từ cành này sang cành khác, tôi hồi hộp muốn rụng tim. Tôi kêu lên: -Mày trèo chầm chậm thôi! Coi chừng té! Dế cười hì hì: - Té sao được! Nó không thèm nghe lời tôi . Nó tiếp tục nhún nhảy và đi qua đu lại trên các cành cây trông phát ớn. Dế chọn hái chừng hai, ba trái thật to . Rồi nó đứng dạng chân giữa hai chạc cây, ngó xuống: - Em liệng xuống cho anh chụp nghen! Tôi lắc đầu: - Thôi, mày đem xuống đây đi! Tao chụp không trúng đâu! Dế nheo mắt: - Gì mà chụp không trúng! Gần xịt mà! Tôi bực mình: - Tao đã bảo không trúng là không trúng! Mày sao hay cãi quá vậy! Nhưng thằng Dế quả là một đứa bướng bỉnh. Nó không chịu tuột xuống ngay, mà lại rủ: - Hay anh trèo lên đây với em đi! Ăn khế, ăn ngay trên cây mới ngon! Tôi rất sợ trèo cây . Đứng trên cao mà nhìn xuống, bao giờ tôi cũng bị hoa mắt. Tôi mà nghe lời xúi dại của nó trèo lên cây khế, thế nào cũng chóng mặt ngã xuống gãy cổ u đầu . Thằng Dế không biết điều đó nên rủ toàn chuyện độc địa . - Tao không trèo đâu! - Tôi từ chối . - Sao vậy ? Anh sợ té hả ? Thằng Dế hỏi như thể nó đi guốc trong bụng tôi . Tôi đỏ mặt, nói trớ: - Tao sức mấy mà sợ té! Tao chỉ sợ dơ quần áo! _ Thì cởi đồ ra! Mặc xà lỏn như em vậy nè! Tôi khịt mũi: - Tao khác, mày khác! Tao là người lớn! Sang năm tao sẽ vô lớp Mười! Tôi đem chuyện học hành ra dọa nhưng thằng Dế coi bộ chẳng sợ. Nó tỉnh khô: - Người lớn thì người lớn chứ! Ba em là người lớn nhưng ba em vẫn mặc quần xà lỏn vậy! Thằng Dế này là dân quê mà sao mồn mép quá xá. Nó đem dượng Sáu ra làm " bằng chứng" khiến tôi đứng chết trân. May sao lúc ấy thằng Nhạn kịp thời can thiệp. Nó thò đầu ra cửa bếp, kêu: - Anh Chương với thằng Dế vô ăn cơm! Mẹ tìm nãy giờ kìa! Chương 3: Hạ Đỏ So với Dế, Nhạn biết điều hơn. Nó không xúi tôi làm những chuyện nguy hiểm. Nhạn chỉ rủ tôi đi chơi . Trưa hôm sau, lúc tôi đang nằm trên võng đọc sách, Nhạn mon men lại gần: - Anh làm gì vậy ? - Tao đọc truyện. Mày đọc không, truyện hay lắm! Nhạn nhăn mặt: - Em ghét đọc truyện lắm! Em chỉ thích nghe người ta kể ! Tôi hừ mũi: - Kể đâu có hay! Phải chính mình đọc mới hay ! Khác với Dế, Nhạn chẳng buồn tranh cãi . Nó tỏ vẻ thờ ơ trước sự bắt bẻ của tôi . Nó không cần biết giữa "kể chuyện" và "đọc truyện" thực ra cái nào hay hơn cái nào . Nó chỉ chép miệng, hỏi: - Anh đi chơi với em không? - Đi đâu ? - Đi bắn chim. Tôi nhỏm người dậy, mắt sang rỡ: - Đi ! Đang hào hứng, tôi bỗng ngập ngừng: - Nhưng tao đâu có ná ! Nhạn khoát tay: - Anh khỏi lo! Để em đưa cho anh cái ná của thằng Dế ! Thế là tôi vứt cuốn sách trên võng, lật đật đi theo Nhạn. Nó dẫn tôi đến cuối vườn, vẹt một lỗ hổng, chui ra ngoài . Tôi ngạc nhiên: - Ra đây chi ? Ở trong vườn cũng có chim vậy! - Vườn nhà mình chỉ có lèo tèo vài ba con. Để em dẫn anh lên vườn ông Tư Thiết. Ở đó chim vô số, tha hồ bắn! Hai đứa hai cái ná, chúng tôi men theo lũy tre xanh đi lần lên xóm trên. Trưa tĩnh mịch, cảnh vật như say ngủ. Chim chóc cũng biếng kêu . Thỉnh thoảng một tiếng chim khắc khoải vọng lại từ những gò xa . Tôi đi đằng sau Nhạn, chân cố bước thật khẽ nhưng lá tre khô vẫn kêu rào rạo dưới gót chân. Trong khi đó, Nhạn đi êm ru . Tôi liếc nó, thấy nó đi chân không, tôi bèn cúi xuống cởi đôi dép ra cầm tay . Nhưng tôi mới đi được vài ba bước, bàn chân đã đau nhói . Mặt ruộng gồ ghề, lại thêm lỗ chân trâu chi chít, tôi tưởng tôi đi trên than hồng. Có thằng Nhạn đi bên cạnh, tôi không dám xuýt xoa, phải nghiến răng nhịn đau . Nhưng đến khi đạp phải một cây gai nhọn hoắt, đau thấu xương, tôi không nén nổi, đành buột miệng kêu lên: - Ui da ! Nhạn giật mình quay lại: - Gì vậy ? Tôi nhăn nhó: - Đợi tao chút! Tao đạp gai ! Vừa nói, tôi vừa lò cò giơ bàn chân lên. Nhạn bước lại . Trong nháy mắt, nó đã nhổ cây gai khỏi chân tôi . Nó chìa cây gai trước mặt tôi, cười hì hì: - Nhỏ xíu à ! Tôi thở phào: - Vậy mà tao tưởng què giò rồi ! Nhạn nhìn đôi dép trên tay tôi: - Ai bảo anh bỏ dép ra là chi cho đạp gai! - Tao bắt chước mày . Tao sợ mang dép, nghe tiếng động, mấy con chim bay hết. - Nếu vậy, lát nữa tới vườn ông Tư Thiết, hãy cởi ra! Bây giờ anh cứ mang vô đi! Vườn ông Tư Thiết rộng gấp mấy lần vườn nhà dì tôi . Cây ăn trái nhiều vô kể. Chuối, cam, quít, ổi, xoài, đu đủ... không thiếu cây gì. Nhạn bảo ổi nhà ông Tư Thiết là ổi xá lị, xoài là xoài thanh ca, toàn thứ hiếm. Ông sợ trẻ con lẻn vào vườn hái trộm nên canh rất kỹ. Chung quanh vườn, tre gai giăng chằng chịt, tua tủa . Ông còn nuôi hai con chó rất dữ. Mỗi lần có tiếng động ngoài vườn, chúng lập tức nhảy xồ ra sủa ầm ĩ. Thực ra chỉ có con Đụp sủa . con Hắc-Ín không thèm sủa, hễ thấy bóng người là nó lặng lẽ bay vô cắn. Đối với bọn trẻ trong làng, con Hắc-Ín là kẻ thù không đội trời chung. Vì vậy, chúng không thèm gọi con Hắc-Ín là Mực mà bằng cái biệt danh Nhạn mới giới thiệu với tôi . Tôi hồi hộp hỏi Nhạn: - Mình chui vô, con Hắc-Ín ... ăn thịt mình sao ? Nhạn trấn an tôi: - Không sao đâu! Giờ này, bọn chó đang nằm ngủ trước hiên! Nhạn cầm tay tôi kéo lại góc vườn. Ở đó có một lỗ nhỏ nấp sau bụi râm bụt. Đó là lối đi bí mật của bọn trẻ trong làng. Tôi và Nhạn rón rén chui vào vườn. Ban trưa, khu vườn yên tĩnh đến rợn người . Lũ chim tụ tập về đây khá đông. Chúng tìm trái chín trên những tàng cây . Tôi dáo dác nhìn lên những tán lá xanh um. Tôi thấy những bóng chim thấp thoáng chuyền càn. Trời nóng, chúng không hót, chỉ có tiếng vỗ cánh xào xạc. Thỉnh thoảng, lũ chim lại chí chóe nhau vì giành giựt một trái ngon nào đó. Rồi im bặt. Chỉ có bọn chim sâu là ngứa miệng. chúng chuyền loanh quanh trên những cành thấp và kêu lích chích luôn mồm. Nhưng tôi không quan tâm đến lũ chim. Tôi nhìn đăm đăm những trái xoài chín vàng lủng lẳng trên cao và nuốt nước bọt liên tục. Nhạn khẽ bước lại gần tôi, thì thầm: - Anh thấy gì chưa ? Tôi liếm môi: - Thấy rồi! Ngon ăn quá mày ạ! Nhạn lại hỏi: - Bây giờ anh bắn hay em bắn? - Để tao bắn cho! Vừa nói tôi vừa lấy ra một hòn sỏi lắp vào ná. Nhạn dặn khẽ: - Anh phải giương ná thật nhẹ, kẻo nó thấy nó bay mất. Tôi trố mắt: - Cái gì bay ? - Thì con chim chào mào chứ cái gì ! - Con chim chào mào nào ? Tao đâu có thấy ! Nhạn ngạc nhiên: - Không thấy sao anh đòi bắn? Tôi khịt mũi: - Tao đâu có bắn chim. Tao dịnh bắn mấy trái xoài trên kia kìa! - Trời đất! - Nhạn kêu khẽ - Anh bắn xoài chi vậy ? Mình đi bắn chim mà ! Tôi gạt ngang: - Tao hết thích bắn chim rồi . Giờ tao chỉ thích bắn xoài . Rồi không để cho Nhạn kịp "chất vấn" thêm, tôi giương ná lên, nhắm ngay trái xoài, "thả" một phát. Tài xạ kích của tôi quả là hạng bét. Viên đạn bay vù một cái, chui qua vòm lá, mất tiêu . Trong khi đó, trái xoài vẫn còn nguyên trên cây và ngạo nghễ nhìn xuống như muốn chọc tức tôi . Tôi không dám ngó Nhạn, chỉ lẩm bẩm: - Hình như viên sỏi của tao nó bị méo hay sao ấy ! Không thèm để ý đến lời bào chữa của tôi, Nhạn nhìn lên tàng cây, nói: - Để em bắn cho ! Nói xong, nó giương ná lên "phựt" một phát. Thằng tài thật, nó không cần ngắm nghía lâu lắc như tôi mà viên sỏi đi trúng phóc! Trái xoài bị bắm ngay cuống, rơi bịch xuống đất. Tôi hớn hở dợm chân định chạy lại nhặt xoài thì tiếng chó sủa "gâu gâu" đột ngột vang lên. - Chạy mau ! Nhạn chỉ kịp hô lên một tiếng và vội vã nắm lấy tay tôi kéo đi phăng phăng. Tôi một tay cầm dép, một tay bám lấy Nhạn, chạy bán sống bán chết, trái tim nhảy lô tô trong lồng ngực. Tiếng chó sủa mỗi lúc một gần. Theo lời kể của Nhạn thì đó là con Đụp đang diệu võ giương oai . Khi hai đứa tôi chạy đến lỗ hổng góc vườn thì con Đụp và con Hắc-Ín đã đuổi sát bên lưng. Tôi xanh mặt ngó Nhạn, giọng run run: - Phen này chắc chết mày ơi ! Nhạn đẩy lưng tôi: - Anh chui ra trước đi, để em chặn bọn chó cho ! Chỉ đợi có vậy, tôi thở phào và lồm cồm chui qua hàng rào . Nhạn chui sau tôi, vừa rút lui nó vừa dáo dác canh chừng lũ chó phía sau, cái ná cầm lăm lăm trên tay sẵn sàng nhả đạn. Nhưng con Đụp và con Hắc-Ín đã chậm một bước. Có lẽ chúng hơi khựng lại trước vũ khí trên tay Nhạn nên khi hai đứa tôi thoát ra được mé ruộng bên ngoài thì chúng mới tới sát hàng rào . Con Đụp nghếch mõm lên trời sủa ăng ẳng một cách tức tối . còn con Hắc-Ín thì mắt long sòng sọc, đỏ lừ, đầy đe dọa . Tôi trách Nhạn: - Vậy mà khi nãy mày bảo hai con chó nằm ngủ trước hiên! Mình mà chạy chậm một chút là tiêu đời rồi! Nhạn chưa kịp đáp thì tiếng một đứa con gái eo éo cất lên bên kia hàng rào: - Tao thấy mày rồi nghe Nhạn! Mày lén vào vườn tao hái trộm, tao méc mẹ mày à ! Giọng con nhỏ chua như giấm. Nhạn vung tay, dẩu môi đáp: - Cho méc! Tao cóc sợ! - À, à, này anh hùng quá hén! Để hôm nào đi học lại, tao sẽ cho mày biết tay! Không biết con nhỏ này là ai mà nó ăn nói hung hăng quá chừng. Nó lại "mày mày tao tao" với Nhạn nghe phát ớn. Tôi liếc Nhạn: - Đứa nào vậy mày ? - Bà La Sát! - Bà La Sát? Tên gì kỳ vậy ? - Ừ. Nó là con Thơm, cháu ngoại ông Tư Thiết. Nó dữ như chằn nên tụi em gọi nó vậy . Tôi lại hỏi: - Khi nãy nó dọa gì mày vậy ? - Nó có dọa gì đâu! - Có. Tao có nghe thấy rõ ràng. Nó bảo lên trường nó sẽ cho mày biết tay . Nhạn có vẻ không thích thú với câu hỏi của tôi . Nó không trả lời thẳng, mà chỉ ậm ừ. Nhưng Nhạn càng giả điếc, tôi lại càng tò mò: - Lên trường, nó méc cô giáo hả ? Nhạn chớp mắt: - Không. - Chứ nó làm gì ? Nhạn ấp úng một hồi rồi lí nhí đáp: - Nó "uýnh" em! Tôi trợn tròn mắt: - Nó đánh mày ? Con gái mà đánh con trai ? Nhạn bối rối: - Nó là con gái nhưng nókhỏe lắm. Nó chuyên môn đánh lộn với tụi con trai trong lớp. Mỗi lần vật nhau với nó, bao giờ em cũng bị nó cỡi lên người . Nói xong, Nhạn đỏ bừng mặt. Để cho nó đỡ xấu hổ, tôi hỏi lảng sang chuyện khác: - Nó học cùng lớp với mày hả ? - Dạ nó bằng tuổi anh nhưng học dở ẹc. Nó bị "đúp" hai năm liền. Tôi liếc vào trong vườn nhưng chẳng thấy gì. Hàng dâm bụt, lũ dây leo trên hàng tre gai và cây lá trong vườn che kín tầm mắt tôi . Chẳng hiểu bà La Sát còn đứng đó hay đã bỏ vô nhà rồi . Thằng Nhạn dở, chứ gặp tôi, tôi "uýnh" con nhỏ đó chạy dài . Đang nói thầm trong bụng, bất giác tôi nhìn xuống cẳng tay mình. Mới đi "đổi gio" có hai ngày mà dường như cánh tay tôi "vạm vỡ" hẳn lên. Nếu tôi ở làng Hà Xuyên suốt ba tháng, hẳn tôi chẳng khác gì chàng trai lực lưỡng tôi gặp trong mơ dạo nọ. Đến lúc đó, tôi sẽ giúp cho thằng Nhạn thoát khỏi cảnh bị tụi con gái đè đầu cỡi cổ. Nhưng đó là chuyện sau này . Còn trước mắt thì tôi và thằng Nhạn chẳng giúp được ai . Cả hai im lặng đi bên nhau, lếch thếch về nhà. Chương 4: Hạ Đỏ Tôi và Nhạn giấu nhẹm chuyện bà La Sát xua chó rượt vắt giò lên cổ. Nhưng chẳng hiểu sao thằng Dế lại biết. Nó nhìn tôi, cười cười: - Hôm qua suýt chút nữa anh bị "cẩu xực" rồi hén? Tôi giật thót: - Ai bảo mày vậy ? Dế cười tủm tỉm: - Tự em biết! Cần gì ai bảo! Tôi thở dài: - Tại thằng Nhạn. Nó bảo bọn chó ngủ hết rồi . Nào ngờ chúng "phục kích" ngay trong vườn. Dế sờ vào tay tôi: - Ai bảo anh và anh Nhạn không rủ em đi! Có em, bọn chó chẳng dám làm gì! Tôi bĩu môi: - Xạo đi mày! Dế chớp mắt: - Em nói thật mà! Tôi hừ mũi: - Chẳng lẽ con Hắc-Ín lại sợ mày ? - Con Hắc-Ín không sợ em, nhưng em quen với chị Thơm. Em xin vô bắn chim là chỉ cho liền. Tôi ngạc nhiên: - Chị Thơm nào ? Bà La Sát đó hả ? Dế gật đầu: - Ừ. Nhưng chị Thơm chỉ là bà La Sát với anh Nhạn và những người khác thôi . Với em thì khác. Chị Thơm thương em lắm. Nghe thằng Dế khen chị Thơm của nó, tôi rụt cổ: - Con nhỏ đó dữ quá chừng! Lần này, Dế không buồn cãi cọ với tôi . Nó chỉ phản đối bằng cách đứng im nhăn nhó. Chắc nó sợ nếu nó bênh vực chị Thơm chằm chặp, lần sau đi đâu tôi và Nhạn sẽ không rủ nó đi cùng. Chương 5: Hạ Đỏ Thằng Dế tính đúng. Ba ngày sau, Nhạn rủ tôi đi tắm suối, tôi liền "vận động" cho Dế đi theo . Thoạt đầu, Nhạn từ chối: - Nó phải cho bò đi ăn! Dế đứng bên cạnh, phụng phịu: - Thì em dẫn bò theo ra suối . Em để nó gặm cỏ trên bờ. Nhạn cũng hơi xiêu xiêu: - Dắt nó theo cũng được. Nhưng mày phải coi chừng. Lần trước mày để nó lẻn vào vườn rau ông Tạ dẫm nát một lần rồi . Dĩ nhiên là Dế đồng ý ngay . Và nó ba chân bốn cẳng chạy ra chuồn bò sau vườn, tháo then cài, dắt bò đi theo tôi và Nhạn. Con suối làng Hà Xuyên không xa nhà dì Sáu bao nhiêu . Chúng tôi băng qua ba cánh đồng, một rẫy mía và hai nương khoai mì đã thấy dòng nước uốn khúc trước mặt. Vừa tới nơi, thằng Dế để mặc con bò đủng đỉnh nhá cỏ cạnh mấy gốc dương liễu cao vút, nó vội vàng trút bỏ hết quần áo và cứ trần truồng như thế lao vút xuống dòng nước xanh, bơi ra giữa suối . Vừa cởi áo, Nhạn vừa hỏi tôi: - Anh biết bơi không? Tôi chép miệng: - Không. Hồi trước tao có bơi sơ sơ . Nhưng bây giờ quên hết rồi . - Vậy anh xuống suối với em, em tập bơi cho . Đề nghị của Nhạn quả là hấp dẫn. Nhưng tôi vẫn dè dặt nhìn xuống dòng nước: - Suối có sâu không? Biết tôi nhát gan, Nhạn cười: - Ở giữa dòng mới sâu . Còn anh với em tập bơi sát bờ. Sát bờ cạn xợt. Đúng như Nhạn nói, mực nước ở bờ suối chỉ ngập tới ngực tôi . Tôi đập mạnh hai tay cho nước văng tung tóe và quay sang Nhạn: - Giờ sao ? Nhạn chìa tay ra đằng trước: - Muốn biết bơi, trước tiên anh phải nằm trên hai tay em đập chân cho quen đã! Tôi nhanh nhẹn làm theo lời Nhạn. Tôi nằm trên mặt nước, quẫy đùng đùng. Nhạn vừa đỡ tay dưới bụng tôi vừa ra lệnh: - Anh nhớ quạt tay cho đều! Chân đập mạnh hơn nữa mới được! Tôi nghiến răng vùng vẫy không tiếc sức. Nước bắn lên khắp đầu cổ Nhạn. Nhưng nó vẫn tỉnh khô . Thậm chí nó còn khen tôi: - Khá lắm! Nghe Nhạn khen, tôi ngóc cổ lên hỏi: - Tao bơi được rồi hả ? Nhạn lắc đầu: - Chưa đâu! Chừng nào em buông tay ra mà anh vẫn nổi trên mặt nước, lúc đó mới gọi là biết bơi . Tôi nóng ruột giục: - Vậy mày buông tay ra đi! - Chưa được đâu! Anh phải tập cho quen đã! - Tao quen rồi - Tôi hăng hái - Buông tay ra đi! Thấy tôi cứ khăng khăng, Nhạn đành buông tay ra . Tôi cố sức giãy giụa, đập tay đập chân loạn xạ . Nhưng người tôi vẫn chìm nghỉm. Tôi uống một ngụm nước. Rồi ngụm thứ hai . Hoảng hồn, tôi khoát nước lia lịa . Nhưng lúc này, tôi chẳng khác nào một hòn đá, cứ mỗi lúc một chìm sâu . Nước sặc lên mũi khiến tôi buốt cả óc. Giữa lúc tôi đang lặn hụp bấn loạn, tưởng đi chầu hà bá tới nơi thì Nhạn ôm ngang bụng tôi kéo lên. Nhìn tôi ho sặc sụa, Nhạn thở dài: - Em đã nói rồi mà anh chẳng nghe! Tôi đưa tay vuốt mặt và nói bằng giọng xuôi xị: - Thôi lần sau tao sẽ nghe lời mày! Tôi lại nằn lên tay Nhạn, lại quạt tay, lại đập chân. Tôi không dám liều nữa . Tôi nhẫn nại lặp đi lặp lại những động tác. Nhạn lặng lẽ theo dõi, không nói gì. Đến khi nó hô "chuẩn bị" thì người tôi căng ra như một quả bóng. Tôi cố quạt nước một cách nhịp nhàng. Nhưng chờ hoài không thấy Nhạn buông tay, tôi nổi khùng, gắt: - Sao mày không thả tay ra! Nhạn cười hích hích: - Em buông ra từ khi nãy lận. - Vậy là tao đã ... Tôi phấn khởi kêu lên. Nhưng chưa kịp nói dứt câu, người tôi đột nhiên chìm nghỉm. Tôi cuống quít vùng vẫy và dần dần ngoi lên được. Tiếng thằng Nhạn reo lên bên tai: - Khá lắm, anh Chương ơi! Sau đó, Nhạn kéo tôi ra xa bờ rồi bảo tôi bơi vô . Chỉ sau vài lần, tôi đã bơi được những quãng ngắn. Trong khi Nhạn đang định tập cho tôi bơi dọc theo bờ thì thằng Dế thình lình kêu lên: - Tụi thằng Dư tới! Tôi ngoảnh đầu dòm sang bên kia suối . Thằng Dế trần truồng đang ngồi vắt vẻo trên cành ổi chìa ra sát mép nước. Hô hoán xong, nó nhảy tõm xuống suối hối hả bơi về phía tôi và Nhạn. Tôi còn chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì Nhạn đã giục: - Lên bờ mau! Nói xong, Nhạn quày quả lội vô bờ. Tôi lật đật đuổi theo nó: - Chuyện gì vậy ? - Tụi thằng Dư . Nhạn đáp gọn lỏn. Tôi càng ngơ ngác: - Tụi thằng Dư nào ? - Tụi bên xóm Miễu . Tụi nó là kình địch của tụi em. Gặp nhau thế nào cũng "choảng". Tôi nhìn quanh: - Tụi nó đâu ? - Kia kìa! Tôi nhìn theo tay chỉ của Nhạn và giật mình khi thấy trên bờ suối đối diện xuất hiện bốn ông nhóc. Tụi nó trạc cỡ Nhạn. Hai đứa đứng dưới đất. Hai đứa ngồi trên lưng trâu . Nhạn chỉ thằng nhóc cỡi trâu bên phải đang vung roi chỉ trỏ, nói với tôi: - Thằng đó là thằng Dư . Nó là thủ lĩnh của bọn kia . Tôi khịt mũi: - Tụi mày đánh không lại tụi nó sao ? Nhạn liếm môi: - Lúc này tụi nó đông hơn mình thì mình phải rút. Nếu có thêm thằng Thể nữa thì em không ngán. - Thằng Thể nào ? - Thằng Thể con ông Hai Đởm ở trước nhà mình. Thằng đó lì số dzách ... Nhạn chưa nói dứt câu thì thằng Dư đã trỏ roi sang, hét lớn: - Mày bàn mưu tính kế gì đó Nhạn? Có giỏi thì đứng lại đó chờ tụi tao qua chứ đừng chạy như bữa trước nghen! - Tao cóc thèm chạy! Nhạn lớn giọng đáp. Nói xong, thình lình nó cầm tay tôi giơ cao lên: - Tụi mày qua đây, anh tao sẽ cho tụi mày biết tay! Nghe Nhạn " quảng cáo" tôi ghê quá. tụi thằng Dư hơi chột dạ. Nhưng sau một hồi dòm dỏ nghiêng ngó đối thủ, thấy cẳng tay cẳng chân tôi chẳng có vẻ gì là con nhà võ, thằng Dư gục gặc đầu: - Tao chấp cả anh mày! Đợi đấy! Vừa dứt câu, tụi thằng Dư ùa cả xuống nước. Hai đứa cỡi trâu ra giữa dòng. Hai đứa bơi cặp kè bên cạnh. Dế lúc này đã leo lên bờ. Nó vừa mặc quần vừa hiến kế: - Mình nấp sau đám khoai mì lấy đất cày chọi tụi nó. Nhạn khoát tay: - Mày đánh bò về nhà trước đi! Tao và anh Chương ở lại cầm cự. - Nhưng lát nữa em chạy ra đây chứ ? - Ừ. Nhớ kêu thằng Thể. Trong khi Dế đánh bò băng qua những thửa ruộng trống trải thì tôi và Nhạn rút lui vào rẫy khoai mì. Tôi vừa lúi húi chạy vừa nhìn qua kẽ lá quan sát đối phương. Chỉ một lát sai, tụi xóm Miễu đã ở đầu bên kia rẫy khoai . - Ra ngoài đồng trống đánh tay đôi chứ! Tiếng thằng Dư khiêu khích. Nhưng tôi và Nhạn vẫn nằm im nghe ngóng động tĩnh. "Bịch! Rào rào!". Một tảng đất từ bên kai ném sang, rơi cách chỗ tôi nấp khoảng mười bước chân. Tôi nhỏm người định chạy thì Nhạn níu lại, thì thầm: - Tụi nó không thấy mình đâu! Tụi nó chỉ ném may rủi thôi! Lại thêm hai, ba tảng đất nữa ném sang, đều không chính xác, chỉ có lá khoai mì rụng rào rào . Tôi liếc Nhạn: - Mình "pháo kích" lại chứ ? - Không thấy tụi nó, làm sao ném trúng? - Cứ ném đại! Nhạn lắc đầu: - Ném dại sẽ lộ mục tiêu . Tôi hoang mang: - Chứ chẳng lẽ mình nằm im chịu trận? Nhạn tặc lưỡi: - Chờ một lát, thằng Dế và thằng Thể sẽ ra "tiếp viện". Tôi vẫn không nén nổi lo âu: - Rủi tụi kia xông lên thì sao ? - Tụi nó không dám đâu! Nhạn nói, giọng quả quyết. Sự bình tĩnh của Nhạn giúp tôi yên lòng được chút xíu . Nhưng Nhạn đoán trật lất. Đang dáo dác nhìn, tôi bỗng trông thấy một bóng người lom khom luồn đi giữa hai hàng khoai, tiến về phía tụi tôi . Tôi chưa kịp báo động thì Nhạn đã vung tay ra . Hòn đất bay vèo một cái, trúng ngay chân đối thủ. Thằng nhóc hoảng hồn, ném vu vơ một phát rồi co chân nhảy lò cò về hướng cũ. Tôi hỏi: - Thằng Dư hả ? - Không phải! Đàn em nó! Ngay lúc ấy, Dế xuất hiện. Nó ra một mình. - Thằng Thể đâu ? - Nhạn tròn mắt. Dế quệt mồ hôi trán: - Ảnh theo bác Hai đi ăn giỗ trên Bình Trung rồi . Nhạn chưa kịp nói gì thì "đạn pháo" rơi ầm ầm trên đầu chúng tôi . Cát bụi mù mịt, chui đầy lỗ tai, lỗ mũi . Nhạn chạy dạt sang một bên, kêu lên: - Đổi chỗ mau, thằng khi nãy là thằng do thám! Nó thấy tụi mình rồi . Tôi và Dế lúp xúp chạy theo Nhạn. Thằng Dế còn hung hăng ném trả lại mấy phát. Ba đứa nằm đùn cục một chỗ. Nhạn ra lệnh: - Phản công đi! Tôi nhớ lại lời Nhạn khi nãy, liền nói: - Mày không sợ lộ tung tích hả ? - Cứ đánh! Đâu còn viện binh nữa mà đợi! Ba đứa đồng loạt vung tay lên. Chúng tôi nã pháo về hướng rút của tên do thám vừa rồi . Tụi xóm Miễu cũng đánh trả ác liệt. Đất cát văng tứ tung. Tôi nhắm tịt mắt cho bụi khỏi chui vào và ném loạn xạ, bất kể trúng trật. Dế vừa ném vừa băng lên. Nhạn gọi giật: - Mày chạy đi đâu vậy ? Dế vẫn không quay đầu lại . Nó hăm hở: - Tiến lên đi! Bên kia đuối sức rồi . Đẩy tụi nó xuống suối! Quả thật, hỏa lực của bên địch đã bắt đầu thưa thớt. Không đợi Nhạn có ý kiến, tôi vùng chạy theo Dế. Túng thế, Nhạn đành phải chạy theo . Chúng tôi tiến lên được hai phần ba rẫy khoai mì. Thấp thoáng trước mặt là những chỏm tóc nhấp nhô . Say men chiến thắng, chúng tôi càng tấn công tợn. Tôi ném đất đến rã cả tay nhưng vẫn không sao đẩy lui được tụi xóm Miễu ra khỏi rẫy khoai . Tụi nó cố thủ ở ngoài bìa, nấp sau bờ ruộng, cầm cự ngoan cường. Tôi sốt ruột liếc Nhạn: - Giờ sao mày ? Chẳng lẽ ném qua ném lại đến tối ? Nhạn mím môi: - Tách ra làm hai hướng! Anh với thằng Dế tấn công bên cánh trái, em bên phải! Tôi gật gù thầm phục Nhạn qúa xá. Nó chỉ huy tác chiến hệt như một viên tướng dày dạn trận mạc. Nhưng tôi chưa kịp luồn sang bên trái thì đã lãnh ngay một cục đất vào lưng rêm cả người . Nhạn cũng chẳng khá hơn gì tôi . Nó lãnh một quả vào mông, đau quắn đít. Chỉ có Dế là thoát được. Nghe tiếng động sau lưng, Dế vội vàng nằm hụp xuống, hòn đất bay vù qua lưng. Hóa ra tụi xóm Miễu đã ra tay trước. Tụi tôi chưa kịp chia ra hai mũi thì tụi nó đã phân hai đứa ở lại cầm cự, còn hai đứa khác vòng ra đằng sau tụi tôi đánh bọc hậu . Bất thình lình lâm vào thế lưỡng diện thọ địch, tôi dâm quýnh quáng, chỉ biết ôm đầu chịu trận. Nhạn liền kéo tay tôi: - Anh với thằng Dế lo mặt trước, để em chống đỡ mặt sau cho! Tôi mở mắt ra, chưa kịp "lo mặt trước" thì đã phải " lo mặt tôi". Một cục đất nện ngay giữa mặt muốn dập sống mũi khiến tôi tá hỏa tam tinh. Tôi nhắm tịt mắt, la bài hãi: - Tao hết thấy đường rồi, Nhạn ơi! Thấy tôi bị ... trọng thương, Nhạn hết ham chiến đấu . Nó cầm tay tôi kéo đi phăng phăng, miệng hô: - Chạy! Nhạn lôi tôi chạy tạt ngang, thoát khỏi gọng kềm của tụi xóm Miễu . Dế lếch thếch theo sau . Chúng tôi băng ra bên hông rẫy khoai, vượt qua một khoảng ruộng trống và chui tọt vào giữa đám mía . Đất đá ném theo rào rào sau lưng khiến tụi tôi cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng. Bọn thằng Dư chỉ dám truy kích tới rẫy mía . Chúng không dám vào sâu, sợ bị phục kích. Chúng đâu biết bọn tôi chỉ cố mong thoát thân, bụng dạ nào đánh đấm nữa . Chạy được một đỗi xa, thấy hỏa lực của địch càng ngày càng rớt lại phía sau, chúng tôi mới yên tâm đi chậm lạị Bấy giờ tôi mới cảm thấy thân thể mỏi nhừ, tay chân rời rã. Nỗi buồn chiến bại càng khiến lòng tôi thêm lắm ê chề. Nhạn cũng giống như tôi . Mặt nó buồn như đưa đám. Chỉ có Dế là mím môi hậm hực: - Sẽ có ngày cho tụi nó biết tay! Chương 6: Hạ Đỏ Tôi chỉ buồn có một ngày . Ngày hôm sau một niềm vui mới thình lình tìm đến và xóa sạch khỏi trái tim tôi nỗi thổn thức chiến trường. Niềm vui mới tìm đến đúng vào lúc Nhạn và Dế đã đi ra đồng, còn tôi thì đang lúi húi nướng khoai trong bếp. Cái niềm vui đó mang hình thù một đứa con gái . Vừa vào tới giữa sân nó đã lanh lảnh kêu lớn: - Dì Sáu có nhà không, dì Sáu ? - Có! - Tiếng dì Sáu từ nhà trên vọng ra . Tôi chỉ nghe được có hai câu đối thoại ngắn ngủi . Sau đó là im bặt. Chắc con nhỏ đã bước vào nhà! Tôi nhủ bụng và tiếp tục trở chiếc đũa bếp lùi mạnh củ khoai vào sâu trong đống trấu đang nghi ngút, chẳng buồn quan tâm đến người khách lạ. Ngồi một lát, nghe mùi khét, tôi vừa định bươi củ khoai ra thì bỗng nghe dì Sáu kêu: - Chương ơi, Chương! Tôi giật mình "dạ" một tiếng rõ to . - Cháu lấy cái nia trên giàn bếp đem đây cho dì! À, hóa ra con nhỏ đó đi mượn nia về phơi thóc phơi khoai chi đó! Tôi leo lên khúc gỗ dùng làm ghế ngồi, với tay lôi cái nia trên giàn xuống rồi đem lên nhà trên. Dì Sáu đang ngồi bệt trên nền nhà nhặt bông cỏ trong thúng gạo mới xay . Con nhỏ đang ngồi chồm hổm bên cạnh rù rì trò chuyện với dì, thấy tôi xuất hiện, nó bẽn lẽn bỏ ra đứng trước hiên. Tôi hỏi nhỏ: - Đứa nào vậy dì ? - Con Thơm ở xóm trên. Tôi giật thót: - Phải con nhỏ đó là cháu ông Tư Thiết không? Dì Sáu ngạc nhiên: - Đúng rồi! Sao cháu biết? Tôi nói dối: - Hôm trước thằng Dế có dẫn cháu lên đó chơi . Thật may, dì tôi không hỏi gặng. Dì chỉ nói: - Cháu cầm cái nia ra đưa cho nó đi! Mệnh lệnh bất ngờ của dì khiến tôi bủn rủn cả tay chân. Dì tôi đâu có biết con nhỏ đó là bà La Sát, hung thần của bọn trẻ trong làng. Nó chuyên môn vật cổ thằng Nhạn của dì xuống đất rồi cỡi lên người . Hôm trước, tôi cùng Nhạn chui vào vườn nhà nó, hẳn nó đã trông thấy tôi . Nếu bây giờ nó nhận ra tôi, dám nó vật tôi lăn quay ra đất. Thằng Nhạn to khỏe hơn tôi còn đánh không lại nó, còm nhom như tôi ăn thua gì. Nhưng đã trót nói dối dì, tôi chẳng còn đường nào thoái thác. Tôi đành phải cầm cái nia chầm chậm bước ra hiên. Nhỏ Thơm đứng quay mặt ra ngoài nên không trông thấy tôi . Nhờ vậy tôi yên tâm nhích lại gần, mắt láo liên quan sát. Hôm trước bị cây lá che khuất, tôi không trông rõ đối phương, bây giờ mới có dịp ngắm nghía cẩn thận. Hóa ra bà La Sát không đô con như tôi tưởng. Nước da bánh mật, người chắc nịch nhưng vừa vặn. Nó mặc quần đen, áo tím hoa cà, tóc chấm ngang vai, nom có vẻ hiền lành chất phác. Vậy mà chẳng hiểu sao thằng Nhạn tả nó như chằn tinh quái vật! Hay nó chính là yêu tinh rùng mình thành thôn nữ để lập mưu hại tôi! Nhưng dù nhỏ Thơm có là gì đi nữa thì tôi cũng phải hoàn thành nhiệm vụ dì tôi giao . Tôi đứng sau lưng nó, chìa cái nia ra: - Nia nè! Nhỏ Thơm quay lại mỉm cười cầm lấy cái nia . Trời ơi, nó là yêu quái mà sao lại có nụ cười dễ thương quá xá! Khi cười, mặt nó ngộ ghê! Trong khi tôi đực mặt ra thì nhỏ Thơm cất tiếng hỏi: - Anh là cháu dì Sáu hả ? Thái độ của nhỏ Thơm chứng tỏ nó không nhận ra tôi . Ý nghĩ đó khiến tôi thở một hơi dài nhẹ nhõm và tôi đâm dạn dĩ hẳn lên. Tôi gật đầu: - Ừ. Còn Thơm là cháu ông Tư Thiết phải không? Ánh mắt nhỏ Thơm ngạc nhiên xen lẫn thích thú: - Sao anh biết tên Thơm? Lại còn biết tên ngoại Thơm nữa ? Tôi mỉm cười: - Tôi nghe dì tôi nói . Nhỏ Thơm "à" một tiếng rồi lại hỏi: - Anh ở thành phố mới về phải không? - Ừ. Tôi về đây nghỉ hè. Mắt nó long lanh: - Ở thành phố chắc vui lắm hả ? Tôi gật đầu: - Ừ, vui lắm. Quá trời là xe! Nhỏ Thơm chớp mắt: - Nhà nữa chi! Thơm nghe nói ở thành phố có ngôi nhà cao tới mười tầng lận! Tôi hắng giọng: - Mười tầng thì ăn thua gì! Có ngôi nhà hai mươi tầng nữa ấy chứ! Dòm lên muốn gãy cổ luôn! Nhỏ Thơm thè lưỡi: - Ghê quá hén! Ở cao vậy, té xuống chắc dập xương! Tôi cười: - Làm sao té được! Nhà nào mà chẳng có lan can bao quanh! - Lan can là cái gì? Tôi vung tay: -Lan can hả ? Lan can giống như là ... hàng rào vậy! Đềtài về thành phố hẫp dẫn đến mức tôi quên phứt nhỏ Thơm tức là bà La Sát, cứ luôn mồm thao thao bất tuyệt. Nhỏ Thơm cũng quên bẵng tôi là người bạn mới quen. Nó hỏi chuyện ríu rít cứ như thể tôi với nó thân nhau từ hồi nào vậy . - Ở thành phố về, anh có mang theo cái gì không? - Nhỏ Thơm đột ngột hỏi . Tôi trố mắt: - Cái gì là cái gì ? - Như đồ chơi chẳng hạn. Tôi lúng túng: - À, à, không... Nhỏ Thơm lộ vẻ thất vọng: - Anh không mang theo gì hết hả ? Tôi gãi đầu: - Kh... ô ... ông... Đang bối rối, tôi bỗng nhớ tới mấy cuốn sách: - À, tôi có mang theo mấy cuốn truyện! Nhỏ Thơm sáng mắt lên: - Truyện gì vậy ? Hay không? - Hay lắm! Để tôi vào lấy cho Thơm coi! Nói xong, tôi chạy vào nhà lục mấy cuốn sách và lật đật đem ra . Nhỏ Thơm mân mê mấy cuốn sách với vẻ thích thú. Một lát, nó cầm cuốn Truyện Loài Vật giơ lên: - Cuốn này hay không? - Hay . - Cho Thơm mượn nghen? Tôi gật đầu: - Ừ. Rồi tôi hào phóng nói tiếp: - Khi nào Thơm coi xong, đem xuống đổi cuốn khác! Dường như cảm động trước nhiệt tình của tôi, nhỏ Thơm bỗng nói: - Hôm nào anh ghé nhà Thơm chơi! Suýt chút nữa tôi đã láu táu nhắc lại chuyện tôi bị chó rượt bữa trước. May mà tôi kềm l.ai được. Tôi chỉ nói: - Ừ. Rồi tôi hỏi: -Nghe nói nhà Thơm có vườn cây lớn lắm phải không? - Ừ. Hôm nào anh ghé, Thơm dẫn ra vườn chơi! Nhớ đến trái xoài vàng lườm hôm nọ, tôi nuốt nước bọt đánh "ực" một cái và nhanh nhẩu đáp: - Ừ, chiều mai tôi ghé. - Nhớ nghen? - Nhớ! Nhưng mà này! - Tôi chợt nảy ra một ý định bèn kêu lên. Nhỏ Thơm tròn mắt: - Gì vậy ? Anh đổi ý rồi hả ? Tôi tặc lưỡi: - Không phải! Nhưng tôi muốn hỏi Thơm chiều mai tôi đến chơi bằng ... ngõ sau được không?! - Nhà Thơm dâu có ngõ sau! - Nhỏ Thơm nheo mắt đáp - Phía sau hàng rào bịt kín hết! Tôi khịt mũi: - Thì chui hàng rào . - Hàng rào gai không hà! Anh chui qua là rách áo liền! Tôi hắng giọng: - Không sao đâu! Tôi sẽ chui cẩn thận! Nhỏ Thơm tỏ vẻ thắc mắc trước ý muốn kỳ cục của tôi: - Nhưng tại sao anh không vào ngõ trước? Anh sợ cái gì vậy ? Tôi nhún vai: - Tôi có sợ gì đâu! Tại tôi thích thế! Hồi nhỏ, mỗi lần đến nhà bà nội chơi, bao giờ tôi cũng đi ... ngõ sau! Bây giờ, nội tôi mất rồi! Câu sau cùng, tôi nói bằng một giọng bùi ngùi đến mức nhỏ Thơm phải chớp mắt ngẩn ngơ . Nó không biết tôi phịa . Nó cứ tưởng tôi thích chui hàng rào vì tôi nhớ nội tôi thật. vì vậy, nó không gặng hỏi nữa . Mà gật đầu: - Ừ, mai anh cứ ghé! Thơm sẽ ra sau vườn đợi anh! Lừa được bà La Sát, tôi vui như mở cờ trong bụng. Và tôi trở nên láu lỉnh. Đợi cho nhỏ Thơm vừa dợm quay đi, tôi liền gọi giật: - Nè! Nhỏ Thơm quay lại: - Gì nữa vậy ? Tôi mỉm cười tinh quái: - Nãy giờ Thơm quên một chuyện quan trọng. -Chuyện gì? Tôi vuốt tóc: - Thơm quên hỏi tên tôi . Nhỏ Thơm cười khúc khích: - Thơm biết tên anh rồi! Anh tên Chương chứ gì? Tôi chưng hửng: - Ủa, sao Thơm biết? - Dì Sáu nói . Nói xong nhỏ Thơm chạy vụt ra cổng. Chắc nó sợ về trễ bị mẹ la . Trong khi đó tôi đứng ngẩn người ra tựa trời trồng. Hóa ra nó đã điều tra về tôi qua dì Sáu, vậy mà tôi cứ đinh ninh nó mù tịt về mình. Còn dì Sáu chẳng hiểu đã nói những gì với nó. Chắc dì đã kể tuốt tuồn tuột lai lịch của tôi cho nhỏ Thơm nghe . Chẳng hiểu dì có cao hứng kể cả chuyện hôm qua tôi bị tụi thằng Dư ném đất suýt mù mắt hay không! Chương 7: Hạ Đỏ Tối, Nhạn về, tôi khoe ngay: - Hồi sáng tao gặp bà La Sát. - Gặp ở đâu ? - Gặp ở ngoài đường. - Tình cờ hả ? - Ừ, tình cờ. - Nó có nhận ra anh không ? - Có, vừa nhìn thấy tao, nó hỏi ngay . Nhạn hồi hộp: - Nó hỏi sao ? Tôi tằng hắng: - Nó hỏi có phải bữa trước anh cùng với thằng Nhạn lẻn vào nhà tôi hái trộm trái cây không? Nhạn rụt cổ: - Anh trả lời sao ? - Tao "ừ". Nhạn nhăn mặt: - Sao anh lại "ừ"! Mình đâu có hái trộm trái cây! Mình đi bắn chim mà! Tôi nhún vai: - Thì vậy! Nhưng tao cứ "ừ" đại, xem thử nó làm gì! Nhạn càng thấp thỏm: - Nó có làm gì không? Tôi thản nhiên: - Có. Nó bước lại gây sự. Nó định vật tao xuống đất... Tới đây, tôi cố ý ngập ngừng. Mặt thằng Nhạn căng thẳng: - Rồi sao nữa ? Tôi cười toe: - Thì vật nhau chứ sao! Nhưng nó chưa kịp đụng đến người tao thì tao đã ngáng ngã nó rồi . Tao ném nó xuống đất một cái "uỵch", hệt như mít rụng. Trước chiến công vĩ đại của tôi, thằng Nhạn bán tín bán nghi . Nó nhìn lom lom hai cánh tay "trói gà không chặt" của tôi, liếm môi hỏi: - Anh vật ngã nó, có ai thấy không? Chà, thằng Nhạn khôn lỏi này nó định tìm nhân chứng đây! Nhưng nó là em tôi, làm sao nó khôn hơn tôi được! Tôi lắc đầu, giọng "cha chú": - Không! Nếu có người nhìn thấy thì tao đâu có vật nó! Con trai vật ngã con gái đâu có hay hớm gì! Nhưng lập luận của tôi không thuyết phục được Nhạn. Nó đã từng nếm mùi cay đắng khi đụng độ với bà La Sát, do đó nó không thể nào tin được "hung thần" của nó lại bị tôi đánh ngã dễ dàng. Tuy nhiên, do phận làm em, Nhạn không dám cà khịa tôi . Nó chỉ chép miệng, vẻ hoài nghi: - Chậc, ngộ quá hén! - Có gì đâu mà ngộ! - Tôi hừ mũi - Không tin thì chiều nay mày đi với tao! - Đi đâu ? - Lên nhà nó! - Lên nhà bà La Sát? - Chứ sao! - Chi vậy ? - Thì chui vô vườn hái xoài ăn chơi chứ chi! Nhạn thè lưỡi: - Bị chó rượt một lần anh chưa sợ hả ? Tôi vung tay: - Tao chấp bọn chó! Sao, mày đi không ? Nhạn giương mắt ếch dòm tôi một hồi như để đánh giá mức độ thành thật của lời mời rồi khẽ chép miệng: - Đi thì đi! Thế là chiều hôm sau, tôi và Nhạn lại lò dò đi men theo lũy tre lần lên xóm trên. Tôi không dám rủ Dế đi cùng, vì Dế chơi thân với nhỏ Thơm, tôi không gạt nó được. Hai đứa tôi đến ngay chỗ lối đi bí mật dẫn vào vườn nhà ông Thiết. Lúc này, tôi mới biết Nhạn chẳng "anh hùng" như tôi tưởng... Nó đứng thập thò một hồi rồi đẩy vai tôi: - Anh vào trước đi! Tôi nhìn nó, cười khi dể: - Mày sợ hả ? - Ừ. - Vậy thì để tao! Vừa nói tôi vừa xăn tay áo hăng hái chui qua hàng rào trước vẻ mặt thán phục của Nhạn. Nhưng tôi vừa đặt chân vào phía trong vườn, Nhạn đã suỵt khẽ: - Coi chừng, anh Chương! Tôi ngoái đầu lại: - Gì vậy ? Giọng Nhạn căng thẳng: - Bà La Sát! - Đâu ? Nhạn chỉ tay: - Nó đứng dưới gốc xoài kìa! Tôi nhìn theo tay chỉ của Nhạn. Quả thật nhỏ Thơm đang đứng dưới gốc xoài đợi tôi . Mắt nó đang lơ đãng nhìn lên vòm lá đong đưa trên cao nên không trông thấy tôi. Nhạn lại giục: - Anh chui trở ra đi! Tôi nhếch mép: - Tao cứ vào! Nhạn tái mặt: - Không được! Anh vào nó suỵt chó cắn chết! Tôi tiếp tục giở giọng người hùng: - Nó không dám đâu! Nó mà suỵt chó,lần sau nó sẽ nhừ đòn với tao! Rồi mặc cho Nhạn thấp thỏm bên ngoài hàng rào, tôi thong thả tiến về phía nhỏ Thơm. Nghe tiếng chân lạo xạo, nhỏ thơm quay lại . Nhìn thấy tôi, nó nhoẻn miệng cười: - Anh chui vào khi nào vậy ? - Mới tức thì. Tui chui sè sẹ. Nhỏ Thơm lại cười khúc khích: - Trông anh giống như tên trộm. Thơm nói đùa . Nhưng những con chó của Thơm không biết đùa . Chúng tưởng tôi là ăn trộm thật, liền xổ ra sủa ăng ẳng. Thấy tôi cuống cuồng, Thơm vội nạt lui bọn chó. Đến khi con Đụp và con Hắc-Ín cụp đuôi lảng vào nhà rồi, trống ngực tôi vẫn còn đập thình thịch. Nhạn nấp ngoài hàng rào, chắc hồn vía lên mây . Nhỏ Thơm nhìn bộ mặt xanh mét của tôi, cười hỏi: - Anh sợ hả ? Tôi ngượng nghịu: - Ừ, nhưng chỉ sợ sơ sơ thôi! - Có Thơm đứng đây, mấy con chó chẳng dám cắn anh đâu! Nhỏ Thơm trấn an tôi . Rồi như thấy tôi vẫn chưa hết hoảng hốt, nó nói lảng xang chuyện khác: - Cuốn sách của anh hay ghê ! Tôi chớp mắt: - Thơm đọc xong rồi hả ? - Ừ. Thơm mới đọc xong hồi trưa . Tôi buột miệng quảng cáo: - Những cuốn ở nhà còn hay hơn nhiều! Nhỏ Thơm sáng mắt lên. Nó nhanh nhẩu: - Ngày mai Thơm đem sách xuống đổi nghen! - Ừ. Nhưng Thơm nhớ xuống buổi sáng. Buổi chiều tôi không có ở nhà. Thực ra tôi ở nhà suốt ngày, chẳng đi đâu sất. Nhưng tôi không muốn nhỏ Thơm ghé đổi sách vào buổi chiều . Buổi chiều, Nhạn và Dế hay về nhà bất ngờ. Chúng mà gặp nhỏ Thơm ở đó, bí mật của tôi sẽ bật mí ngay . Nhỏ Thơm đâu có biết mưu mẹo của tôi . Nó hiền lành đáp: - Ừ. Sáng mai Thơm ghé! Nhìn vẻ mặt thật thà của nhỏ Thơm, tôi cười thầm trong bụng. Nó khờ khạo không kém gì thằng Nhạn. Tôi phịa đến đâu, nó tin đến đó, không thắc mắc lôi thôi . Dường như dân quê ai cũng chất phác và cả tin, không ranh mãnh và tinh quái như người thành thị. Ví dụ như lúc này, người thành thị lại ngước cổ nhìn lên tán xoài xanh um, giả bộ xuýt xoa: - Ôi, trái xoài vàng ghê ! Không đợi tôi gợi ý đến lần thứ hai, nhỏ Thơm sốt sắng nói: - Để Thơm hái xuống cho! Vừa nói, nhỏ Thơm vừa quày quả chạy lại lấy cây cù móc dựng sau hè. Sau một hồi khều khều, thọc thọc, nó hái xuống không chỉ một mà tới năm trái xoài chín mọng. Rồi nó giúi tất cả vào tay tôi: - Cho anh đó! Tôi sướng rơn trong bụng, nhưng vẫn làm bộ hỏi: - Tôi lấy làm gì nhiều vậy ? - Thì đem về nhà ăn! - Trời đất! Sau khi kêu trời một tiếng cho ra vẻ, tôi vội vã nhét xoài vào túi . Hai túi quần hai trái . Túi áo một trái . Còn hai trái cầm tay . "Bố trí" đâu vào đó, tôi nhìn nhỏ Thơm, cười ruồi: - Tôi về nghen! Nhỏ Thơm có vẻ sững sờ trước sự giã từ đột ngột của tôi . Chắc nó tưởng tôi lên đây là để chơi với nó. Nó đinh ninh tôi sẽ ở lại lâu lâu . Nào ngờ bỏ túi xong mấy trái xoài, tôi vội vã kiếu từ. Ánh mắt nhỏ Thơm lộ vẻ buồn bã. Nhưng nó chẳng nói gì. Nó chỉ gật đầu: - Ừ, anh về. Nhỏ Thơm còn tỏ ý đưa tôi tới chỗ hàng rào . Nhưng tôi lật đật từ chối: - Thôi, Thơm vào nhà đi! Rồi thấy nó cứ đứng chôn chân tại chỗ nhìn theo, tôi làm mặt giận: - Thơm mà không quay vào, ngày mai tôi không cho mượn sách nữa đâu! "Đuổi" được nó rồi, tôi mới yên tâm và thong thả quay ra . Nhạn đang lấp ló ngoài hàng raòm nhỏ Thơm đi theo, rủi bắt gặp thì khốn. Dĩ nhiên, Nhạn đón tôi bằng vẻ mặt của người vừa từ cung trăng rớt xuống. Nó nhìn những cái túi căng phồng và hai trái xoài to tướng trên tay tôi bằng đôi mắt tròn xoe: - Anh nói sao mà bà La Sát hái xuống cho anh vậy ? Tôi nhún vai: - Tao có nói gì đâu! Tao chỉ bảo tao khoái ăn xoài, thế là nó vội vàng hái xuống nộp cho tao! Nhạn chớp mắt: - Chỉ vậy thôi ? - Ừ, vậy thôi! Chiến công của tôi đơn giản đến mức Nhạn đâm ra ngẩn ngơ . Nó chép miệng: - Thế còn khi nãy anh nói gì với nó vậy ? - Khi nào ? - Lúc anh mới chui vào đó! - À, à, - Tôi khịt mũi - Tao bảo là lần trước mày suỵt chó cắn tao, lần này tao lại chui vào xem mày có dám suỵt chó nữa không! Nghe tao đe, nó sợ xanh măt. Lúc con Đụp và con Hắc-Ín xồ ra, nó vội vã đuổi vào ngay! Tới đây, Nhạn không thắc mắc nữa, mà trầm trồ: - Anh chiến ghê ! Thấy Nhạn thắc thỏm khen, tự dưng tôi nổi hứng ba hoa: - Tao có võ mà lại! Nhạn nghệt mặt ra: - Anh có võ ? - Chứ sao! - Võ anh là võ gì vậy ? - Võ của tao hả ? Võ tao là võ ... Thiếu Lâm! - Anh có võ sao hôm trước để tụi thằng Dư ném đất mù mắt ? Tự nhiên thằng Nhạn hỏi một câu trật búa khiến tôi nổi cáu . Tôi đâm xẳng giọng: - Mày ngốc quá! Học võ là để đánh giáp lá cà chứ đâu phải để chơi trò ném đất! Tụi nó lại ném từ phía sau, có trời mà tránh! Thấy tôi đỏ mặt như gà chọi, Nhạn không dám hỏi tới hỏi lui nữa . Nó cầm lấy trái xoài tôi đưa, vừa đi vừa tung hứng như tụi con gái chơi chuyền. Mãi tới tận nhà. Chương 8: Hạ Đỏ Tôi nói tôi có võ là để hù thằng Nhạn chơi. Không ngờ nó đi khoe tùm lum. Thằng Thể con ông Hai Đởm qua nhà dì tôi chơi cũng cốt để coi giò coi cẳng tôi. Sau khi quan sát bộ xương cách trí của tôi một hồi, nó nói nhỏ với Nhạn: - Anh mày có võ sao tay chân giống cẳng gà quá vậy ? Nhạn bênh tôi: - Võ nghệ ăn thua ở "miếng" chứ đâu phải ở chỗ mập ốm ! Trong chuyện đánh nhau, thằng Thể nổi tiếng là vua lì. "Tiếng tăm" của tôi chẳng hề khiến nó khiếp sợ. Nó bảo Nhạn: - Rủ anh mày đánh nhau với tao đi ! Xem thử ai thắng ! Nhạn nheo mắt: - Mày không biết võ, làm sao đánh lại ! Thể hừ mũi: - Tao cần quái gì võ ! Không có võ, tao cũng đã cho khối đứa nhừ đòn ! Khi nghe Nhạn nhắn lại lời thách đấu của Thể, tôi muốn rởn da gà. Thằng Thể nổi tiếng đánh nhau, tụi thằng Dư còn ngán, gầy nhom như tôi, nó thụi một phát, chắc gãy be sườn. Nhưng đã lỡ mang tiếng là đệ tử nhà Thiếu Lâm, chẳng lẽ mở miệng xin thua. Tôi đành nói vòng vo: - Bữa nay tao mệt lắm, không đánh nhau được đâu ! - Thì mai. - Mai tao cũng còn mệt. Nhạn ngu như bò. Nó chẳng hiểu tâm trạng của tôi lấy một tí ti. Nên lại nói một cách hồn nhiên: - Mai mệt thì mốt đánh ! Biết không thể lùi hoài được, tôi nêu lý do mới: - Dì Sáu mà biết tao đánh nhau, dì Sáu la chết ! - Mẹ không biết đâu. Mình đừng đánh nhau ở nhà. Mình kéo qua nhà anh Thoảng. Anh Thoảng là cháu họ xa của dượng Sáu. Anh kêu dượng tôi bằng cậu, kêu dì tôi bằng mợ. Không anh em, mẹ mất sớm, phải nuôi ông bố già thường xuyên đau yếu, anh đi làm thuê cho những nhà khá giả trong làng. Anh Thoảng công việc tất bật nhưng chiều nào tôi cũng thấy anh có mặt ở bãi đất trống bên kia suối, chơi đá bóng với bọn trai làng. Giữa tôi, Nhạn và Dế, xem ra anh Thoảng mến tôi nhất. Tình yêu mến của anh có xen lẫn sự nể trọng. Dưới mắt một anh nông dân làm thuê như anh Thoảng thì một cậu học trò chuẩn bị vào lớp Mười như tôi quả là một bậc trí thức không thể xem thường. Chính vì vậy mà vào những buổi chiều tôi theo Nhạn chạy xuống bãi đá bóng và đứng nhìn một cách thèm thuồng những cẳng chân đang huỳnh huỵch đuổi theo trái bóng được quấn bằng lá dứa kia, bao giờ anh Thoảng cũng tìm cách thỏa mãn niềm khao khát của tôi. Thường thì anh "đặc cách" cho tôi vào thay anh trong mười, mười lăm phút, bất chấp sự phản đối quyết liệt của đội nhà. Chỉ đến khi do mải mê tranh bóng, cái cẳng gà tong teo của tôi chạm vào một cái chân bằng sắt nào đó của phe đối phương, mà các cầu thủ trên sân đều trạc lứa tuổi hai mươi của anh Thoảng, xương cốt họ cứng cáp biết bao, thì tôi mới thất thểu quay ra ngoài rìa cỏ ngồi ôm chân xuýt xoa cho anh Thoảng vào thay. Do mối giao tình của tôi và anh Thoảng như vậy nên thỉnh thoảng tôi vẫn ghé chơi nhà anh. Phía bên kia ngõ trúc, đối diện với cổng nhà ông Hai Đởm là đường dẫn vào nhà anh Thoảng. Con đường hẹp, sâu hút, chạy dọc theo cái mương đầy cá lòng tong, hai bên toàn là dứa dại xen lẫn với những bụi chuối nước và đám mào gà lúc nào cũng lắc lư những bông hoa đỏ thẫm. Nhà anh Thoảng nhỏ hơn nhà dì tôi, nhưng quạnh quẽ hơn. Anh suốt ngày đi làm, ông bố suốt ngày nằm chèo queo trên bộ ván bằng gỗ mít đã lên màu đen kịt, nhà cửa vắng tanh. Chỉ đến buổi tối, nhất là vào những đêm sáng trăng, lũ trẻ trong xóm kéo đến nhà anh và ùa ra vườn chuối phía sau chơi trò trốn tìm, trò bịt mắt bắt dê hoặc đánh trận giả thì không khí mới sinh động hẳn lên. Khi Nhạn bảo tôi kéo qua nhà anh Thoảng, chính là nó nghĩ đến cái vườn chuối thân thuộc đó. Quả thật, địa điểm đó mà dùng làm chỗ đánh nhau thì không đâu hơn được nữa. Vì vậy, khi cái đầu óc đần độn của thằng Nhạn chết tiệt kia đã kịp nhớ tới cái vườn chuối sau nhà anh Thoảng thì tôi buồn bã hiểu rằng tôi chẳng còn cách nào để từ chối việc so tài với thẳng Thể. Nhạn là chúa nhanh nhẩu. Tôi vừa gật đầu là nó vội chạy đi tìm thằng Thể háo hức báo tin. Trong khi đó, tôi lo sốt vó. Nhưng đã lỡ leo lên lưng cọp, tôi chẳng mong leo xuống được nữa. Tôi chỉ cầu cho thời gian kéo dài vô tận để cái ngày mốt tai ác kia chẳng bao giờ đến. Nhưng rồi ngày qua, đêm tới. Rồi lại một ngày một đêm nữa. Rồi thằng Nhạn thình lình xuất hiện bên cạnh tôi, hăm hở giục: - Anh đi đi chứ ! Tôi rùng mình: - Đi đâu ? - Đi qua nhà anh Thoảng chứ đi đâu ! Sao anh mau quên quá vậy ? Thằng Thể nãy giờ đợi anh bên đó ! - À, vậy mà tao quên béng đi mất ! Tôi giả vờ chép miệng và lồm cồm bò xuống khỏi phản, loay hoay xỏ dép rồi uể oải đi theo Nhạn. Nhà anh Thoảng buổi trưa vắng tanh. Hẳn giờ này, lũ trẻ trong lành đang lẻn bố mẹ đi tắm suối hoặc xách ná thun rảo dọc các bờ tre. Trong vườn anh Thoảng, chỉ có tiếng chim rúc rích trên những buồng chuối sắp chín và thỉnh thoảng, mỗi khi có một làn gió nhẹ thổi qua, những tàu lá chuối lại quét lên không trung những nhát xào xạc. Đúng như đề nghị của tôi, trận so tài diễn ra một cách lặng lẽ. Ngoài Nhạn, tôi chỉ đồng ý có thêm anh Thoảng. Anh Thoảng sẽ làm trọng tài. Tôi nói với Nhạn tôi không muốn bọn trẻ con trong làng đến xem tôi trổ tài, sợ bọn chúng học lóm những ngón nghề bí truyền của tôi. Nhạn tin ngay. Nó không biết là tôi sợ mất mặt trước đám đông. Khi Nhạn dẫn tôi đến, anh Thoảng và thằng Thể đã đợi sẵn ngoài vườn chuối. Thằng Thể ngày thường nom đã to con, bây giờ nó cởi trần trùng trục, trông càng phát sốt. Nó vạm vỡ cứ như ông hộ pháp. Không dám nhìn nó, sợ mất tinh thần, tôi bèn ngó bâng quơ lên những tàu lá xanh. Nhưng Thể chẳng tha tôi. Nó liếc tôi, giục: - Đánh nhau bây giờ chứ ? Tôi liếm môi: - Ừ thì bây giờ. - Vậy anh cởi áo ra đi ! - Khỏi cần ! Tao mặc áo đánh nhau cũng được ! Tôi nói cứng nhưng bụng đã run lắm. Tôi không dám cởi áo vì sợ đối thủ chế giễu lồng ngực xẹp lép của tôi. Tôi đứng trước mặt Thể, xăn tay áo múa vài đường quyền bắt chước trong phim võ hiệp. Thể nhìn lom lom, mặt không giấu vẻ hoang mang. Tôi càng khoái, lại múa may tợn. Anh Thoảng dặn: - Không được đánh vào đầu và hạ bộ nghe chưa ! Đứa nào phạm luật kể như thua ! Nói xong, anh bước lui một bước và hô to: - Rồi ! Bắt đầu ! Tôi càng ra sức hoa tay múa chân. Tôi hy vọng trước những trò lếu láo của tôi, Thể sẽ không dám xông vô. Thể chần chừ thật. Nó thu hai nắm tay lại nhưng vẫn đứng yên tò mò quan sát. Tôi liếc nó và co chân lên, hai cánh tay xuôi ra sau lưng. - Thế gì vậy ? - Thể chớp mắt hỏi. Tôi đáp, vẫn không đặt chân xuống: - Thế na`y hả ? Đây là thế "đại bàng quá hải" ! Địch thủ nhào vô là bị vồ liền ! Rồi như thấy thế "đại bàng quá hải" vẫn chưa đủ sức làm cho đối thủ khiếp sợ, tôi liền chụm năm ngón tay lại chĩa ra phía trước, cánh tay cong gập lại như cổ cò. Lần này, không để cho Thể kịp hỏi, tôi hùng hổ thuyết minh liền: Đây là đòn "nhất dương chỉ" ! Mày nhào vô là tao "mổ" mù mắt ! Nghe vậy, Thể vội vàng nheo mắt lại. Nhưng rồi thấy tôi cứ đứng tại chỗ khoe mẽ, chẳng tỏ vẻ gì sắp sửa tấn công, nó khẽ liếm môi và bắt đầu di động. Nó đi vòng vòng quanh tôi, mắt láo liên lựa thế. Vẻ mặt lì lợm của Thể khiến tôi phát hoảng. Nhưng chẳng còn cách nào khác, tôi đành phải thấp thỏm quay người theo hướng di chuyển của nó. Sự lặng lẽ giữ miếng và ánh mắt gườm gườm của hai đối thủ khiến bầu không khí mỗi lúc một căng thẳng, nặng nề. Vừa chậm chạp quay người, tôi vừa đảo mắt nhìn ra ngoài. Anh Thoảng khoanh tay đứng dựa gốc chuối, môi nở một nụ cười kín đáo. Thằng Nhạn thì mắt căng tròn, môi mím chặt, hệt như những người đứng xem đá gà. Thể chẳng buồn trông ngang liếc ngửa như tôi. Ánh mắt nó dán chặt vào người tôi như thể một cây kim bị hút bởi nam châm. Rồi đang lừ lừ tiến về bên phải, bất thần nó quay ngoắt người lại phía trái khiến tôi hốt hoảng quay theo. Nhưng Thể ranh như chồn tinh. Tôi vừa đảo người, chưa kịp đứng vững, nó đã ngoặt về bên phải một lần nữa và nhảy bổ vào tôi từ bên hông. Trong nháy mắt, Thể đã tóm chặt hai chân tôi, kéo mạnh. Tôi chưa kịp tung đòn "nhất dương chỉ" đã buột miệng kêu "oái" một tiếng, đầu đập xuống đất một cú như trời giáng. May mà vườn chuối nhà anh Thoảng nhiều đất cát, nếu không tôi đã bị u đầu chảy máu rồi. Nhưng Thể vẫn chưa chịu thôi. Nó nhảy lại tính nằm đè lên cái thân hình còm nhom của tôi khiến anh Thoảng phải lên tiếng can thiệp: - Thôi, đủ rồi ! Nghe vậy, Thể lật đật lui ra. Trong khi đó, tôi lồm cồm ngồi dậy, áo quần nhem nhuốc, mặt đỏ như gấc chín. - Đánh nữa chứ ? - Thể hào hứng hỏi, nó đã hết ngán những trò múa may của tôi. Tôi phủi bụi trên áo rồi lắc đầu: - Thôi, tao không đánh nhau nữa đâu ! Cuộc so tài giữa con nhà Thiếu Lâm với một người không biết võ đã diễn ra ngắn ngủi và kết thúc chóng vánh như thế, trong nỗi sượng sùng của tôi. Trên đường về, tôi lầm lũi đi bên cạnh Nhạn, không nói một câu. Nhạn cũng chẳng buồn mở miệng. Nó buồn lây nỗi buồn của tôi. Mãi đến khi về gần tới nhà, Nhạn mới rụt rè lên tiếng: - Sao khi nãy anh thua lẹ quá vậy ? - Sáng nay tao trúng gió sổ mũi quá trời, mày không thấy sao ? Tôi vừa đáp vừa liếc Nhạn. Dòm ánh mắt nó, tôi biết lần này nó chẳng tin lời tôi lấy một mảy may. Chương 9: Hạ Đỏ Sau lần đó, anh Thoảng tìm gặp riêng tôi . - Chương không biết võ sao còn đánh nhau với thằng Thể làm chi ? - Anh mỉm cười hỏi . Thoạt đầu tôi lúng túng định chối quanh. Nhưng rồi thấy nói dối coi bộ không êm, tôi đành phải ngượng nghịu khai thật mọi chuyện. Nghe xong, anh Thoảng gật gù: - Ra là vậy! Rồi anh nhẹ nhàng cầm lấy cánh tay gầy guộc của tôi, dịu dàng nói: - Nếu Chương muốn học võ, anh sẽ chỉ cho Chương. Tôi trố mắt: - Anh chỉ ? - Ừ. - Anh biết võ ? Anh Thoảng cười hiền lành: - Không biết làm sao chỉ cho Chương được! Tôi vẫn chưa hết ngạc nhiên: - Anh học võ ở đâu vậy ? Ở thôn quê đâu có võ đường ? - Anh học ở ba anh. Tôi liếm môi: - Võ thiếu lâm hả ? Anh Thoảng lắc đầu: - Không! Võ ta! Rồi anh nói, giọng buồn buồn: - Ba anh là một người rất giỏi võ. Những năm trước đây, ông rất khỏe mạnh, nhưng từ ngày mẹ anh mất, ông buồn, sinh ra tật uống rượu . Uống riết, bây giờ bị sưng gan. Kể từ hôm đó, tôi lén lút học võ với anh Thoảng. Bọn trẻ trong làng lắm đứa đến năn nỉ anh nhưng anh không dạy . Anh sợ bọn trẻ biết võ càng sính đánh nhau . Anh chỉ dạy riêng tôi . Một phần do anh mến tôi, phần khác thấy tôi ốm yếu, anh muốn tôi học vài bài quyền để rèn luyện thân thể. Tôi học võ với anh Thoảng vào những buổi trưa . Đợi cho Nhạn và Dế ngủ say hoặc đi đâu vắng là tôi tót qua nhà anh. Anh dẫn tôi ra vườn chuối, bắt tôi tập hít đất. Rồi anh bắt tôi ngồi xếp bằng, luyện độ dẻo của cổ tay . Tôi phải vặn vẹo cổ tay hằng trăm cái trước sự theo dõi của anh. Rồi tôi phải hì hục tập các thế tay . Mấy ngày sau, anh ráp các thế lại thành một bài tập liên hoàn. Đó là bài tập luyện gân. Anh bảo đi xong một bài luyện gân thì đứng giữa trời rét cũng không thấy lạnh. Muốn tập bài luyện gân, phải đứng theo thế trung bình tấn. Anh Thoảng bảo tôi xoạc chân bằng hai vai, rùn đầu gối xuống và giữ lưng cho thật thẳng. Anh Thoảng làm ngó dễ ợt nhưng không hiểu sao tôi tập hoài không được. Tôi "trung bình tấn" một hồi, thế nào đầu gối cũng run run và từ từ sụm xuống. Lúc giữ được cặp chân thì cái đầu lại chúi về phía trước. Thoạt đầu, anh Thoảng còn giữ thăng bằng giùm tôi . Sau một hồi, thấy vất vả quá, anh bảo tôi dựa lưng vô gốc chuối mà tập. Khi tôi "đi" thuần thục bài luyện gân, anh Thoảng bắt đầu dạy tôi các bài quyền bao gồm các thế đánh đỡ. Trưa này qua trưa khác, tôi say sưa quần thảo với các đối thủ tưởng tượng trong vườn chuối sau hè nhà anh Thoảng. Tôi mường tượng các thân chuối là địch thủ, đấm nhói cả tay . Chuyện tôi học võ với anh Thoảng không giấu giếm lâu được. Một hôm, Dế níu tay tôi, gặng hỏi: - Trưa nào anh cũng đi học võ phải không ? Tôi giật thót và vội vàng chối biến: - Đâu có! Dế cười: - Anh đừng chối! Em biết hết! Anh học võ với anh Thoảng! Tôi ngạc nhiên: - Sao mày biết ? - Trưa hôm qua, lúc anh lẻn ra khỏi nhà, em len lén chạy theo . Em rình em thấy hết. Tôi đặt tay lên vai Dế: - Em đừng kể với ai nghen! - Ừ. Dế ngoan ngoãn gật đầu . Rồi nó vụt hỏi: - Anh biết võ rồi, còn học võ chi nữa ? Hóa ra Dế chưa biết chuyện tôi bị thằng Thể cho "nằm đất". Câu hỏi bất ngờ của nó khiến tôi lúng túng mất mấy giây mới trả lời được: - Tao hả ? Tao chỉ biết võ Thiếu Lâm thôi! Bây giờ tao học thêm võ ta! Dế chẳng để ý đến vẻ bối rối của tôi . Nó lại hỏi: - Võ ta "chiến" hơn võ Thiếu Lâm không ? - "Chiến" hơn! Mà mày hỏi chi vậy ? Dế không đáp mà lại hỏi: - Anh học tới đâu rồi ? Tôi không hiểu: - Tới đâu là sao ? Dế khịt mũi: - Là đánh nhau ngon lành chưa ? Tôi cung tay lại, vênh mặt: - Khỏi hỏi! Bây giờ mình tao dư sức chấp mười thằng Thể! Nói xong tôi bỗng giật nảy người . Tôi nhận ra mình vừa nói hớ. Từ hôm đó đến nay, trận so tài với Thể vẫn không ngớt ám ảnh tôi . Nhưng Dế chẳng khám phá ra tâm sự u uẩn của tôi . Nó nhún vai: - Anh Thể phe mình, đánh nhau với ảnh làm chi! Anh có ngon thì "đụng" với tụi xóm Miễu kìa! Tôi liếm môi: - Tụi thằng Dư hả ? - Ừ. Hôm trước tụi nó ném anh suýt mù mắt, anh phải phục thù! Dế chơi đòn khích tướng. Tôi nóng máu ngay: - "Đụng" thì "đụng", sợ gì! Chương 10: Hạ Đỏ Tôi, Dế và Nhạn "phục kích" tụi thằng Dư ở bờ suối bên kia . Dế bảo buổi trưa tụi thằng Dư thường lùa trâu xuống dầm mình cho mát. Phục ở ven bờ, thế nào cũng tóm được chúng. Nhưng hai ngày đầu, tụi thằng Dư không xuất hiện. Ba đứa tôi ngồi vắt vẻo trên cành ổi sát mép nước, chờ đỏ con mắt. Trong khi Nhạn và Dế nhướng mắt dòm dỏ bốn phía để tìm tung tích đối phương thì tôi lại lo ngay ngáy về chuyện khác. Để tham gia "phục kích" tụi xóm Miễu vào những buổi trưa, tôi phải nói dối anh Thoảng là tôi ở nhà phụ dì tôi làm giàn mướp. Tôi cứ sợ anh qua chơi thình lình, không thấy tôi, anh sẽ biết ngay là tôi phịa chuyện. Anh mà giận tôi, không dạy tôi học võ nữa thì khốn. Nhưng may làm sao, thời gian trốn học của tôi không kéo dài . Trưa ngày thứ ba, lúc tôi đang ngồi nhai ổi non chóp chép thì Nhạn bất thần kêu lên: - Tụi nó tới! Tôi lật đật ném trái ổi đang gặm dở xuống suối và vạch lá nhướng cổ dòm ra . Tụi xóm Miễu đang tới thật. Bữa nay tụi nó chỉ đi có hai đứa . Thằng Dư và một đệ tử của nó đang đủng đỉnh trên lưng trâu, vừa đi chúng vừa trò chuyện, thỉnh thoảng lại bật lên những tràng cười giòn giã. Tội nghiệp chúng nó. Chúng không biết tai họa đang đến gần. Trong khi thằng Dư và đồng bọn thong thả giục trâu xuống suối thì ba đứa tôi nín thở ngồi yên trên chạc ổi . Chúng tôi sợ gây ra tiếng động, tụi thằng Dư sẽ hốt hoảng phóng trâu vọt mất. Và như vậy, tôi sẽ chẳng còn một dịp may nào để phục thù. Khi tụi xóm Miễu cỡi trâu vừa tầm, Nhạn khẽ khoát tay . Lập tức ba đứa tôi nhún mình phóng xuống, ôm chặt cổ địch thủ. Nhạn "phụ trách" thằng đệ tử. Tôi và Dế "chăm sóc" thằng Dư . Tụi xóm Miễu bị bất ngờ, không kịp trở tay, đành đưa lưng ra đỡ những cú đấm. Quần nhau một lát, năm đứa đều tuột khỏi lưng trâu, rơi tòm xuống nước. Tôi mới tập bơi nên rất sợ những trận đánh nhau dưới nước. Nhưng Nhạn đã trấn an tôi . Nó bảo trận thủy chiến sẽ chỉ xảy ra ở sát bờ, nơi mực nước chỉ cao hơn lỗ rốn một chút xíu . Nhạn chỉ nói đúng một nửa . Mực nước chỗ tôi và Dế vật nhau với thằng Dư đúng là chỉ cao tới ngực tôi là cùng. Nhưng đó là khi tôi đứng yên kia . Còn khi phải đánh nhau, nhoài tới nhoài lui, người tôi bị mất thăng bằng, đôi chân lúc nào cũng bị nhấc bổng khỏi mặt đất thì dòng suối lúc đó đối với tôi mênh mông chẳng khác nào đại dương. Vì vậy, từ khi rơi xuống nước, tôi chẳng giở một miếng võ nào ra được. Tôi chỉ lo nín thở và vẫy vùng sao cho khỏi uống nước. Thế nhưng tôi vẫn bị sặc liên tục. Nước chui vào mũi, chui vào tận óc khiến đầu tôi nhói buốt. Sau sự ngỡ ngàng ban đầu, thằng Dư dần dần lấy lại bình tĩnh và bắt đầu phản công. Là một đứa nhiều kinh nghiện trận mạc, Dư nhanh chóng nhận ra sự lúng túng hốt hoảng của tôi . Thế là nó cứ đưa lưng cho thằng Dế đấm. Nắm tay thằng Dế bé bằng trái ổi xá-lị, thụi cả trăm cái cũng chẳng ăn thua gì. Dư chỉ tìm cách "triệt" tôi . Nó cứ quơ tay dưới nước, tóm chân tôi, ra sức kéo . Bằng chiến thuật ác ôn đó, Dư cho tôi "uống nước" dài dài . Tôi nhảy loi choi một cách kinh hoàng nhưng vẫn không sao thoát được tay nó. Đôi tay nó như vòi bạch tuộc, cứ quấn chặt lấy chân tôi . Dế ngay lập tức nhận ra nguy cơ của tôi . Nhưng sức vóc nó chẳng bằng thằng Dư, do đó nó chẳng biết làm sao cứu tôi . Dế chỉ biết nhắm lưng địch thủ thoi lấy thoi để. Mà địch thủ thì sẵn lòng cho Dế đấm tha hồ. Chỉ có tôi là nhận lãnh đau thương. Trong khi tôi đinh ninh mình sắp chết ngộp đến nơi thì Dư thình lình buông tôi ra và quày quả lội vào bờ. Hóa ra bên kia, tên đệ tử của nó đang bị Nhạn đuổi chạy cuống cuồng. - Sẽ có ngày tụi mày biết tay ông! Dế rít qua kẽ răng. Nhưng nó không buồn đuổi theo thằng Dư . Nó choàng tay ngang lưng tôi, dìu tôi vào bờ. Khi tôi lên tới bờ thì tụi xóm Miễu đang dắt trâu chạy thục mạng. Đang thù thằng Dư đến tận xương tủy, tôi ngó Nhạn, hổn hển giục: - Đuổi theo chứ! Nhạn lắc đầu: - Không nên! Bên kia là đất của tụi nó. Mình bén mảng qua đó, phe nó ùa ra làm thịt mình liền! Nghe Nhạn nói vậy, tôi không đòi đuổi theo nữa . Nhưng nỗi ấm ức trong lòng cứ cuồn cuộn dâng lên, tôi bèn cúi xuống nhặt một hòn đất cày ném theo cho hả tức. Nhạn cười: - Ném vậy không trúng đâu! Anh xem đây nè! Vừa nói, Nhạn vừa tháo chiếc ná thun máng trên cổ xuống. Nó lắp đạn, giương dây, thản nhiên tuyên bố: - Em sẽ bắn vào mông nó! Nhạn thả tay . Hòn đạn đi veo véo và đánh độp một phát vào mông thằng Dư . Dư nhảy nhổm người lên. Nó nhăn nhó và thò tay ra sau mông xoa lấy xoa để khiến chúng tôi không nhịn được cười . Dế vừa vổ tay vừa nhảy cỡn: - Cho mày hết "ị" luôn! Nhưng thằng Dư là một đứa láu cá. Xoa một lát, chừng hết đau, nó liền chổng mông về phía tụi tôi để chọc tức. Tôi nghiến răng giật chiếc ná trên tay Nhạn: - Mày đưa đây! Và tôi cúi xuống đất lui cui tìm đạn. Không có sỏi, tôi nhặt một mảnh bát vỡ lắp vào ná. Rồi tôi giương dây, hùng hồn: - Tao sẽ bắn vào mông kia của nó! Tôi ngắm nghía thật kỹ và buông tay . Tôi thấy mảnh bát vỡ vút ra khỏi gọng ná như chim sổ lồng. Nhưng nó không trúng vào mông thằng Dư như tôi dự định mà lại ghim ngay vào ót nó. Thằng Dư hét lên một tiếng bài hãi khiến tôi xanh mét mặt mày . Thằng Dế ác nhơn đứng bên cạnh còn la lên: - Anh bắn bể "gáo dừa" nó rồi! Khiến tôi càng thêm khiếp đảm. Ở đằng kia, tên đệ tử của thằng Dư vội vàng chạy lại xem xét vết thương của thủ lĩnh. Và nó bật la hoảng: - Máu! Máu quá trời! Dư kinh hãi đưa tay sờ đầu . Thấy máu, nó hét lên: - Chết tao rồi! Và nó đưa tay ra sau ôm chặt lấy ót. Và cứ giữ tay như thế, nó ba chân bốn cẳng chạy về nhà. Ở phía sau, tên đệ tử quýnh quíu rượt theo .