Quảng cáo LH: 0128.543.5547
Online: 1
Bây giờ: 2024-05-14 19:12
Chỉ với 500đ có cơ hội trúng iphone 4, Card (100k, 20k, 10k), hàng trăm game, nhạc chuông, hình ảnh miễn phí (ko tin đừng vào)
Chung Thủy Là Hạnh Phúc
Dũng gôí đầu lên đôi tay, lim dim đôi mắt đã mỏi nhù vì cố giải cho xong mấy bài lượng giác “khó nuốt trôi”. Buổi trưa góc vướn nhỏ nhá Dũng thật im lìm, trên chiếc võng đong đưa theo từng cơn gió nhẹ, làm lung lay khua động bao cành lá…Dũng thấy khung cảnh thật đẹp, nhất là cái mương nhỏ với làn nước xanh trong lăn tăn những gợn sóng theo chiều gió đẩy. Hòa lẫn vào đấy là mùi hương thoang thoảng của hoa bưởi đầu nhà đang vào mùa nở rộ, xuyền xao cả tâm hồn. Giấc ngủ dần đến, đang mơ màng chưa kịp chìm sâu vào sự say nồng êm ái thì Dũng đã phải choàng dậy bước nhanh ra ngõ khi có tiếng gọi the thé của con sáo nhỏ. - “Nhà có khách…nhà có khách!” - Nghe rồi! – Dũng lên tiếng vổ nhẹ tay lên chiếc lỗng treo nơi đầu cửa. - Giỏi lắm, lát anh thưởng cho cưng nhé, Sáo. Con Sáo gật gù đồng tình, cái đầu tí tẹo xinh xinh nghểnh lê như thích thú trước sự quan tâm đặc biệt của cậu chủ nhỏ than thương. Trước mắt Dũng là một cô gái xa lạ, có nét gì đó e dè ngần ngại của người khách từ xa mới đến. - Chị…tìm ai? – Dũng lên tiếng. - Dạ…tôi muốn tìm cô Hiền, có phải nhà này không ạ? - Giọng cô gái nhỏ trả lời. - Vâng! Nhưng mẹ tôi đi vắng rồi, có lẽ chiều mới về. - Vậy…khoảng mấy giờ? - Năm giờ mười lăm thì mới tan học. - Tôi… - Cô gái ngần ngừ và cắn nhẹ bờ môi dung đưa cái túi hành lý khá nặng. Còn Dũng hơi nhíu mày, cố nhớ xem người con gái quen biết ở đâu mà đột ngột tới tìm mẹ mình. - Dũng này…bộ không còn nhận ra Hương à? – Cô gái tên Hương than thiện. - Hồi đấy ở Bình Dương tụi mình cùng học lớp Năm A1. Thầy Nghĩa chủ nhiệm, Hương và Dũng cứ thay phiên đứng đầu lớp hoài đó. - Chị là…Tuyết Hương? – Dũng ngỡ ngàng. - Ừ! - Thiệt không vậy? – Dũng bất ngờ đến phát ngáo, nhìn thẳng vào Hương. Bây giờ cô bạn gái thời thơ ấu…cái đuôi gà ngày xưa đã trở thành mái tóc nhung đen mượt mà. Còn đôi mắt hay khóc nhè khi bị điểm xấu đã long lanh sang và đen lay láy đến ưa nhìn. Hương thật sự đã hoàn toàn thay đổi, từ một đứa con gái ốm nhom, gầy còm với màu da “bánh ít”. Giờ trở thành thiếu nữ tuổi tròn trăng, Hương rất đẹp với làn da trắng ngà ngọc cùng bờ môi tươi đến lạ lung. Trong một phút nào đó, anh con trai mới lớn nghe long xao động, lâng lâng một thứ tình cảm vui mừng phấn khởi… Nhưng sao vẫn thấy hồi hộp…choáng ngộp…đến nỗi Dũng cứ ngây người như pho tượng đã hóa thành đá tự lúc nào. Nếu như tiếng con Sáo nhỏ than yêu của Dũng không cất lên kịp lúc để đánh thức cậu chủ nhỏ của mình. Chắc có lẽ… Dũng cứ đứng mãi, chon chân tại nơi này rối. - Khách đến chơi…mời vào nhà…Mời vào nhà… - Xin lỗi…xin lỗi Hương nha. – Dũng bối rối khỏa lấp. - Bất ngờ quá làm mình hơi bị động. Nè! Vào nhà đi, ở đây nắng quá. Ðưa túi hành lý đây Dũng xách phụ cho. - Dạ khỏi, Hương tự xách được rồi. – Hương đi theo Dũng qưa giàn hoa thiên lý được uốn cong làm cổng rào ra vào nhà. Nhỏ đảo nhanh đôi mắt nhìn lên cái sân được trồng vô số các loài hoa đang khoe sắc. Bao bọc chung quanh là hang bong bụp dược cắt thẳng tắp khéo léo. - Nhà cô Hiền và Dũng đẹp quá trời. – Hương buột miệng xuýt xoa. - Thảo nào ba Hương nhất định biểu về đây học, không khí trong lành và êm dịu hơ ở Ðà-Lạt là khác nữa đó. - Có gì đâu. – Dũng tự xoa đầu mình cười, nhưng thâm tâm cũng hơi đắc ý với lời khen của cô bạn. - Ở đây cây xanh nhiều…mát mẻ là lẽ bình thường thôi. À phải, Hương để hành lý ở ghế nè…rồi ra sau rửa mặt, Dũng đi hái dừa xiêm uống cho mát. - Thôi khỏi đi Dũng ơi… Hương uống nước mưa được rồi. - Ðâu được, uống dừa xiêm… Uống dừa xiêm… - Con Sáo lại la lớn làm cả hai bật cười, nhất là Tuyết Hương, nhỏ cảm thấy thật thích thú. - Nó là con chim Sáo hả Dũng? - Ừ! - Dũng nuôi được lâu chưa mà nó nói rành quá. – Hương bước tới bên lồng ngó vào. – Xin chào bạn, từ nay mình làm quen nhau nhé Sáo? - Khách sáo quá…khách sáo quá! – Con Sáo bay nhảy và luôn miệng nói, làm cho gian nhà trở nên nhộn nhịp hẳn lên, nhất là khoảng cách của tình bạn lâu ngày mới gặp lại giữa Dũng và Hương như được thu ngắn lại. Hương nghiêng một bên đầu nhìn ngắm con sáo nhỏ với vẻ hiếu kỳ đặc biệt, một khám phá mới đầy thích thú đối với con gái quen rồi cuộc sống hoa lệ giữa thành phố sôi động ồn ào. Giờ về đây với cỏ cây hoa lá… với cánh đồng vàng mơ mùa lúa chin và với bao canh cò thẳng cánh bay trong những buổi chiều hạ nắng. Tâm hồn Hương như trải rộng them ra và một phút nào đó cô như quên hết bao ưu phiền luôn đeo bám gần suốt năm học qua kể từ ngày căn nhà sang trọng của mình có them một bong dáng người đàn bà lạ… Ðó có lẽ là những ngày sầu thảm nặng nề nhất sau ngày mẹ Hương từ trần. Hương thở dài như muốn trút bao ưu tư phiền muộn, cô hy vọng về đây mình sẽ thảnh thơi tâm trí mà dồn hết sức vào kỳ thi cuối cấp này. Bất chợt một giọt lệ, trong veo rơi nhanh khỏi mắt, Hương đưa tay quẹt mi, nhưng con Sáo nhỏ của Dũng lại cất tiếng. - Khóc nhè... mít ướt, khóc nhè, xấu quá... xấu quá. Hương bật cười, nhưng cũng nghe nóng bừng đôi má, bởi cô đang biết chắc chắn sau lưng mình là đôi mắt của Dũng với đầy nghi vấn. - Nói nghe nè Dũng! Tiếng Cẩm Vân gọi lớn từ gốc cây phượng vĩ to nhất trường. Ở đây tụm bốn, tụm năm mái tóc dài chờ sẵn với mười con mắt đang gờm gờm, chờ hạch sách Dũng một vấn đề. -Gì đây các tiểu thư? – Dũng bước tới cùng Thắng, anh bạn chung lớp, như ngầm kéo “đồng minh” theo phòng hờ những bất trắc. Tố Nga chanh chua, đắng ngắt bốp chat hỏi lớn: - Con nhỏ thành phố đâu rồi Dũng? - Ai? – Dũng giả bộ ngơ ngác, khù khờ. - Nè! Khôn hồn thì thành thật khai báo rõ rang đi, may ra tụi này còn khoan hồng, nếu không sẽ ly khai Dũng ra khỏi “xóm” luôn. Hãy coi chừng. - Gì dữ dằn vậy các bà chị. Thắng nhún vai che vào. - Bộ thấy người ta đẹp rồi tức hả. Mới tuần lễ đầu học chung thôi đã thấy bị thua thiệt đủ điều rồi à? Nói trước với bà nha Cẩm Vân, tương lai Tuyết Hương sẽ chiếm đầu bảng về môn văn lẫn Toán đó. - Xạo! – Vân dài giọng nạt ngang đầy khó chịu. – Thắng hay lắm à? Sao mà biết rành qúa vậy? - Ờ thì…thì…mình coi học bạ. Hương là sinh giỏi cấp thành phố đó, rang mà lo học, để theo kịp người ta, đừng ở đó mà ganh tỵ. Ðúng là con gái… - Ðủ rồi nha Thắng, nói ít một chút không ai nghĩ bạn câm đâu. - Tố Nga phả đòn. - Chuyện học là phải thế rồi. Ðừng lo cho tụi này, mà hãy lo cho bạn kìa. Thấy con gái lạ, là đôi mắt cứ như thôi mien, mất hồn mất vía, làm “cái đuôi” cả tuần lễ rồi bộ chưa thấy đủ sao? Bạn của Dũng đấy…đừng nói tụi này không nhắc nhở Thắng, chưa tới lượt mình đâu, hiểu rồi chứ? - Ðược rồi, bà cụ non. - Thắng gạt ngang. – Tóm lại các bà muốn biết gì nào, sắp tới giờ vào học rồi đó. - Chuyện này chỉ muốn hỏi Dũng thôi, không lien quan gì tới Thắng cả - Vân cau mày gắt gỏng, vẻ khó chịu làm giọng nhò chat ngắt đầy giận hờn. Thật ra chưa bao giờ Vân cảm thấy ấm ức thế này, bởi vì từ ngày Tuyết Hương xuất hiện cạngh Dũng, thì tình bạn giữa Vân và Dũng xa cách thế nào. Không còn những buổi chiều tan học rủ nhau ăn kem, cười đùa chung cả bọn như thuở nào. Còn nữa, về học tập…tuy mới cò tuần lễ đầu, nhưng Tuyết Hương thật sự là cái gai…là chủ đề cho cả lớp bàn tán: khâm phục cũng có, chê bai, ganh tỵ cũng không kém. Và nhất là cái vẻ lạnh lùnh phớt lờ của Hương. Hình như nhỏ đó không muốn làm quen với ai trong lớp, ngoại trừ Dũng. Hương ít nói, ít cười, kiêu ngạo và hống hách. Tóm lại rất đáng ghét. Nhìn thấy Vân cứ mím môi giận dỗi, Dũng cũng đâm lo ngại nên từ tốn hỏi: - Vân muốn biết điều gì, hỏi đi. - Tuyết Hương là chi của Dũng? – Vân nói nhanh. – Làm gì cứ đi kè kè bên nhau như hình với bong vậy? Nè! Ðừng nói cho Vân biết là Dũng kết “model” với Hương rồi đó. Thấy mới nới cũ là xấu không xài được. - Vân và các bạn nghĩ đi đâu vậy? – Dũng cáu kỉnh. – Hương là bạn mới tới thì mình giúp đỡ có thế thôi. - Vân không tin. - Thế nói sao cho Vân tin đây? - Tự Dũng biết, đừng làm bộ. Thu Minh xen ngang và lớn tiếng buộc tội như quan tòa. - Cả tuần nay, thái độ của Dũng đối với tụi này như thế nào? - Có gì đáng nói đâu. – Dũng thở hắt ra cố phân bua. - Mẹ Hương và mẹ Dũng là bạn than hồi còn trẻ. Giờ họ gởi về đây để Hương an tâm học. Cho nên trên tinh thần lẫn trách nhiệm Dũng phải giúp Hương cho quen dần với môi trường mới. Bạn nào cũng là bạn. - Ðúng là lẻo mép. - Tố Nga bực tức. - Vậy Dũng nói đi, chiều qua tụi này rủ đi ăn chè, ai nói không rảnh phải về nhà phụ cô hái nhãn? Và ai ngồi ở quán chị Thủy ăn chè với con Hương, cười nói tít cả mắt. Chơi vậy coi sao đươc. - Ơ thì…thì…Dũng gãi đầu bối rối. - Không nói được chứ gì? – Vân giận dữ ra mặt. Thôi được rồi, cứ coi như Dũng khỏi cần thanh minh thanh nga gì cả. Từ nay tình bạn ba, bồn năm chung lớp, chung trường củ tụi mình kết thúc. Vân mặc kệ Dũng đấy. Nga, Minh tụi mình đi. Nói xong Vân quay quả bước nhanh và không quên ném lại cho Dũng đôi mắt giận ghét, thù hằn. - Vân ơi…Vân… - Dũng cố bước theo nhưng chưa kịp nói them lời nào, thì từ hành lang lớp, Hương đi vội ra, thản nhiên đến vô tư kéo tay Dũng nói: - Nói nghe, vào lớp Hương chỉ cho Dũng coi cái này, hay lắm và thích nữa. - Tí nữa đi Hương. – Dũng hơi ngượng. - Không! Ðợi lâu mất ý. - Nhưng thật ra là chuyện gì mới được, nói cho Thắng nghe đi Hương. - Ừ! Thì vào lớp mới nói được. – Hương kéo tay Dũng và Thắng mà không hề quan tâm tới nét xụ mặt khó chịu cuả Cẩm Vân. - Con nhỏ khó ưa quá trời, chảnh không chịu được. - Tố Nga bực bội - Phải tìm cách dạy cho nó bài học, để biết thế nào là lễ độ. - Ừ! Tao cũng nghĩ như thế - Thu Minh tán đồng và hậm hực nhìn theo với ánh mắt thiếu thiện cảm. Trong khi đó Cẩm Vân im lặng chẳng nói them lời nào, nhỏ lẫm lũi bỏ đi thẳng vào lớp mà không them gọi Tố Nga và Thu Minh. Cả ba bước vào đã thấy Hương ngồi giữa Dũng và Thắng, họ chụm đầu vào nhau say sưa mảnh giấy tập, chẳng biết trong đó có những gì, chỉ thấy những cái đầu gật đầy tâm đắc! Bực bội, Tố Nga hắng giọng: - Lớp này, mấy lúc gần đây giống chợ trời quá hén Thu Minh. - Còn phải nói. – Minh dài giọng chỉ trích. - Mới dọn về hơn tuần lễ mà…chẳng biết rồi đây lớp phó học tập của mình sẽ bán thứ gì mà chuyên tâm học đạo dữ quá, báo hại luôn Quốc Thắng cũng mê tít. - Thôi đi hai bà, nói ít lại cho tui nhờ. - Cẩm Vân nạt ngang. - Ngồi xuống cố mà theo học cho kịp người ta, nói tào lao hoài, học dở bị khinh đó, biết chưa? - Chưa. - Tố Nga lớn giọng. - Hồi nào tới giờ tao học chưa hề biết sợ ai, và chưa có ai là đối thủ, có giỏi thì học đi cho tao thấy. - Thôi đi “bà”. – Thắng ngẩng lên xen ngang. – Thùng rỗng hay kêu to, lớp này, ai còn lạ gì Nga chứ, một chuyên gia ăn theo bài của Cẩm Vân. - Ê. – Nga nổi cáu bật dậy, sừng sộ chống tay lên mạng sườn, nhìn Thắng vối ánh mắt tóe lửa. – Tôi là vậy đó, chứ còn mấy người thì sao? Cũng là dân “bợ đỡ” cả thôi, làm cái đuôi người ta hoài bộ không thấy xấu hổ hả? - Nè! Nói đàng hoàng lại nha Nga, ẩu tả kiểu này dễ xa nhau lắm đó. - Thắng cũng nổi giận không thua gì Tố Nga. – Con gái gì nói năng bốp chat, hung tợn hơn bà chằn lưả, lại còn vô duyên. - Vậy thì sao?... Bộ mắc mớ tới Thắng à? Thứ đồ cà chớn. – Nga xí dài chanh chua. - Nhiều chuyện như…như… - Như gì? - Thắng gắt gỏng, giữa lúc ca hai đấu khẩu ác liệt thì cũng là lúc tiếng chuông điện vào lớp đổ dài. Cái không khí ồn ào huyên náo càng hưyên náo hơn, chỉ lắng dịu khi có bong dáng thầy bộ môn bước hẳn vô lớp. Bây giờ trật tự được vãn hồi và lập lại nghiêm túc, còn chăng chỉ là ánh mắt Tố Nga liếc xéo về phía Thắng sắc như dao. - Học về… Học về… - Tiếng con Sáo nhỏ như reo lên mừng rỡ, khi thấy chiếc xe đạp của Dũng và Hương dừng lại nơi đầu ngõ vào nhà. Cô Hiền bước ra với nụ cười rạng rỡ và ánh mắt yêu thương của người mẹ. - Về rồi à? Trời hôm nay nắng quá. - Thưa cô con mới về. – Hương cúi thấp thật lễ phép và tôn kính chào mẹ Dũng. - Ừ! Thay đồ rửa mặt đi ăn cơm. Ủa, thằng Dũng mới về mà lủi đâu mất rồi. – Cô nhìn quanh. – Nó sao vậy Hương? Mặt mày sao quạu đeo vậy? - Chắc… Dũng bị mệt. – Hương ngập ngừng. - Hai đưá không cự cãi chứ? - Dạ không. - Chuyện này thì kỳ đó… - Cô Hiền hơi cau mày, nhưng cũng cười tươi giục tiếp. – Con để cặp đi, lo mà ăn cơm, trưa lắm rồi. - Dạ! Chờ cho bong Hương khuất sau buồng ngủ, cô Hiền bước vội ra nơi Dũng thường nằm dài trên chiếc võng treo sau vuờn, gọi nhỏ giọng lo lắng: - Dũng, con bị bệnh à? - Ðâu có. – Dũng nhổm lên. - Sao không vào ăn cơm mà nằm dài ở đây? Có chuyện gì nói cho mẹ nghe với! - Không có gì thiệt mà mẹ - Dũng cố cười, nhưng không làm mẹ yên long. Ðôi mắt cô Hiền cau lại như chờ đợi kiên nhẫn. Biết rõ tính mẹ, Dũng cúi thấp đầu ngần ngừ do dự. Ðôi mắt nó nheo nheo nhìn xuống na91ng đã xuyên nghiêng qua vòm lá trong khu vườn. - Cẩm Vân và Tố Nga không hiểu vì sao cứ giận con từ cái dạo Hương chuyển về đây học. Bây giờ còn khồ hơn bởi các bà chị ấy lại không chịu tham gia thi đấu bộ môn nào của lớp nữa. Báo hại con không biết tính sao đây, rầu quá trời, năn nỉ hoài cũng không được. - Có vậy thôi sao? – Cô Hiền cười nhẹ nhõm. - Dạ. - Mẹ cứ sợ con và Hương cãi cự chứ. - Làm gì có. Tính Hương mẹ biết rối đó, ít nói. - Ừ! Con bé tội nghiệp lắm. – Cô Hiền thở dài thương cảm. – Nó mất tình thương của mẹ sớm nên mặc cảm, về đây học là nghịch lý bởi có ai trái ngược khi từ thành phồ mà chịu về quê học nốt những năm cuối cấp không? - Nhưng Hương ít nói, ít chịu làm quen với bạn bè chung lớp cho nên tụi nó nói Hương kênk kiệu, và xa lánh luôn cả con. - Chắc tại Hương chưa thích nghi với môi trường mới. - Hai, ba tháng rồi còn mới gì nữa mẹ! Bây giờ cái làm con lo nghĩ và đau đầu là không có ai thi đấu các môn thể thao nữ nè, phen này bị dần nhừ xương với thầy chủ nhiệm bộ môn quá mẹ ơi! - Hay con hỏi thử coi, ngoài Cẩm Vân và Tố Nga ra không lẽ cả lớp, hơn hai mươi đứa nữ không có ai biết chơi thể thao. - Thì có, nhưng đâu chắc gì giỏi như Cẩm Vân. Bóng bàn và cầu long năm rồi Tố Nga lẫn Cẩm Vân đều đoạt giải nhất mẹ không nhớ tới à? Năm nay có các trường khác tới để giao lưu nữa, để thua ê mặt lắm. - Vậy thì Vân không nên vì giận con mà bỏ mặc tập thể lao đao. - Biết sao được khi Vân nói mình bị sai khớp tay và chân. Thầy chủ nhiệm nói còn không tác dụng, huống hồ là con. Con gái khó chịu quá trời, lúc nào cũng muốn người ta năn nỉ, chán quá. - Con có muốn mẹ giúp gì không? Hay để mẹ gặp Cẩm Vân và Tố Nga nói hộ. - Như vậy thì càng không nên. - Tại sao vậy? - Hai bà chị đó càng lên mặt sao chịu thấu, phải chi Tuyết Hương biết được vài môn thể thao đó thì hay hơn cả. - Con có nói chuyện với Hương chưa? - Dạ rồi, Hương lắc đầu chào thua. - Không còn cách nào khác à? Dũng im lặng gật nhẹ đầu: - Con hy vọng những ngày cuối Vân sẽ đổi ý. - Mẹ cũng mong như vậy. Thôi nào, đứng lên vào nhà ăn cơm để con Hương đợi. - Con không đói. - Cũng phải ăn. – Cô Hiền kéo tay con trai - Ðừng lo lắng nhiều quá. Cẩm Vân là đứa học trò ngoan, nó sẽ phải có tinh thần trách nhiệm trước tập thể. Dũng không nói gì thêm ngoài việc đi theo mẹ vào nhà, thì đã nghe tiếng con sáo chộn rộn: - Ðẹp quá…tài quá…giỏi quá. - Sáo khen ai vậy mẹ? - Không rõ nữa, dạo này con Sáo nói liền miệng cả ngày, khôn lanh ra hẳn. - Dạ! – Dũng cười tuơi hài long, bước nhanh về phía treo lồng con Sáo ở, thì ra Tuyết Hương đang dạy chữ để con Sáo nói. Cả hai rất thân thiện, thương mến nhau. - Sáo! Cưng khen ai giỏi và đẹp vậy? – Dũng sà tới hỏi. – Nói lại nghe nào? - Hương đó, Hương đó, Hương đẹp…ăn ngon quá. – Con Sáo nói nhanh thành thạo như một con người, khiến cô Hiền cũng vui lây. - Sáo…nịnh đầm không chịu được, mai mốt không được nói Hương đẹp nghe chưa? – Hương làm bộ phật ý. - Nếu không chị sẽ giận Sáo luôn. - Ðẹp lắm… Ðẹp lắm… - Nghỉ chơi với Sáo luôn – Hương liếc con Sáo và giận dỗi bỏ vô nhà. - Xin lỗi… xin lỗi! -Tiếng leo lẻo ấy đuổi theo Hương, nhưng nhò cứ đi thẳng. Ngoài sân Quốc Thắng vừa dựng chiếc xe đạp đã vội lên tiếng trêu tức con Sáo: - Có lỗi thì đánh nó đi Dũng, con Sáo này hư lắm. - Khốn nạn… đồ khốn nạn! – Sáo bay lên nóc lồng la lớn, phản đối, khiến cho Dũng và Thắng kinh ngạc lẫn buồn cười vô cùng. Chẳng hiểu ai đã dạy sáo câu này. - Nè! Sáo hư lắm… ai dạy hả? – Dũng ghé sát mắt vào lồng hỏi to. - Ðẹp lắm… Ðẹp lắm… - Nó trả lời chỉ có vậy. - Thôi mà, đừng có chọc sáo nữa – Cô Hiền lên tiếng – Con mới tới chơi hả Thắng, vào nhà sẵn ăn cơm luôn. - Con ăn rồi - Thắng câu cổ nói nhỏ điều gì đó vào tai Dũng, làm cái đầu Dũng gật nhanh. - Ừ! Chút tao qua. - Nhớ nhanh lên đó. - Thắng giục. - Biết rồi… về trước đi, ăn cơm xong qua liền. Nói tụi nó nhất định chờ nha. - Vậy tao về nhé. Thưa cô con về - Thắng nói lớn cố ý vọng vào nhà, rồi lủi nhanh ra cửa. Dũng bước vào bếp ăn vội hai chén cơm, rửa mặt và dẫn chiếc xe đạp đi ngay. Nhưng vừa ra khỏi hang dâm bụp thì cũng là lúc tiếng con sáo kêu thảng thốt. - Té rồi… té rồi… - Như phản xạ Dũng quay nhanh trở vào gọi lớn. - Mẹ ơi… mẹ… - Cô… cô đi dạy rồi. - Giọng Hương mệt lả và ngắc ngữ từ bên hông nhà. Dũng đi vội ra, thấy Hương đang ngồi thụp dưới đất, nơi gốc cây ổi, với hơi thở nặng nề và bờ môi xanh xám. - Trời ơi… Hương bị sao thế? Té à? - Không… Hương ngồi chơi… cho mát thôi, không có bị gì đâu! - Sao con sáo la lên là té. – Dũng chau mày lo âu. - Tại sáo chọc quê Hương thôi. - Thiệt hôn? - Ai gạt Dũng làm gì… Hương… khỏe lắm. Thắng đợi Dũng kìa, lo mà đi… - Nhưng xem Hương không khỏe như lời nói đâu. – Dũng nhìn chăm chú vào cô bạn và chợt nhớ lời mẹ dặn, nên cứ ngần ngừ mãi không dám bỏ đi. Nhưng đứng mãi thế này cũng không phải cách. Một ý nghĩ thoáng qua làm cho Dũng hài long và làm ngay không do dự chần chờ, ậu nói nhanh cùng Hương: - Vậy Dũng đến nhà Thắng nhé Hương? - Ừ, đi đi! – Hương gật nhanh và dường như chỉ chờ có thế. Vài phút sau xe đạp của Dũng xa dần, Hương mới gượng đứng lên, đôi tay run rẩy ôm lấy ngực, cố đè nén những hơi thở gấp, dồn dập của con tim bé nhỏ bệnh hoạn trong cơ thể mình. Chậm chạp, Hương lần mò về chỗ ngồ học, té phịch xuống ghế, nhưng không may cho Hương, cái ghế lại đổ nhào, hấ nhỏ té lăn lốc xuống nền gạch và cái ghế lại đè lên người Hương, cùng cả đống sách tập đồ ập tới tấp xuống người nhỏ. Tội nghiệp cho Hương, cựa quậy yế ớt vì cơn khó thở kép dài… nếu tình trạng này để lâu chắc nhỏ sẽ bị ngất mất… Trời ơi… mẹ ơi… nước mắt Hương lăn dài dù không muốn. Chưa bao giờ Hương thấy thương mình như thế này. Cái cảm giác cô đơn côi cút lại ùa về xâm chiếm lấy Hương, sự chán nản không thiết sống tràn nhanh tới, làm cho Hương buông xuôi để mặc cho cái chết tới… và Hương nhắm nghiền mắt chờ đợi gã từ thần xuất hiện. - Hương… Hương! – Dũng ùa nhanh vào, kinh hoàng gọi bạn và đôi tay nó hấp tấp đõ lấy Hương, xô mạnh tập sách sang một bên, làm rơi ra một ống thuốc đổ vung vài. Bằng một quyết định chớp nhoáng. Dũng lượm lấy viên thuốc màu hồng nhạt nhét nhanh vào miệng Hương với giọng dỗ dành thân ái như người anh cả. - Nào! Hương ngoan nè, uống thuốc đi… rồi sẽ nhanh chóng hế bênh thôi, không có gì đâu… đừng sợ nhé… có Dũng đây, uống đi Hương… Ðôi mắt Hương đầy lệ vì xúc động do sự ân cần, lo lắng của Dũng. - Uống đi… nước nè. – Dũng kề ly nước vào tận miệng Hương. - Uống đi, đừng để mẹ la Dũng đó. - Cảm ơn… Hương thều thoào nuốt viên thuốc và gượng đứng lên theo tay đỡ của Dũng. Nước mắt Hương càng rơi dài, có lẽ nhỏ tủi do bản thân vương mang chứng bệnh khó trị. Mưa dệt thành tấm thảm tráng xóa ngoài khung cửa lớp. Thỉnh thoảng gió tạt mạnh, quét vào chỗ Tuyết Hương những hạt bụi nước li ti đọng trên tóc, giống những viên kim cương lấp lánh tuyệt vời. Dũng nhìn qua Hương ái ngại ch1p miệng như than thở với ông trời: - Mưa gì hoài thế kh6ng biết. Cái ngữ này chắc chắn kéo dài tới giờ tan học. - Tao cầu khẩn mưa tới tối luôn. - Thắng cười. – Mưa cho mát, nắng mấy ngày nay rối, nóng quá. - Ðúng là điên khùng. - Tố Nga từ đầu bàn bên này chọt miệng qua chửi lớn. – Ráng mà cầu khẩn đi… mưa lớn ngập lụt, trôi mấy người ra biển luôn, tha hồ làm mồi cho cá mập. - Ứ! – Thu Minh cũng xen vào. – Mưa gió, đẩy Thắng tới “Muà gió chương” ở đồng tháp mười cho tởn. - Nè! Ðủ rồi các “bà xã”. Thắng gắt khẽ. – Như ta đây là “đức phu lang” mới nói một câu làm gì mà các “thiếp” ong óng vậy chứ, hiền thục lại một chút như Tuyết Hương có phải hơn không. - Xí! - Cẩm Vân quắc mắt, liếc Thắng sắc như dao lam khiến cậu to rụt vai lè lưỡi, khều nhẹ Dũng, chỉ tay qua bàn Vân nói nhỏ: - Ác nữ lên tiếng rồi kìa, bây giờ tới lượt mày trỗi giọng đó Dũng. - Tao… - Dũng ngần ngừ, nhưng cũng cười cầu tài. – Vân ơi… mưa thế này lớn không? - Không biết… - Vân giận dỗi nạt ngang. - Biết đại đi mà. - Thắng nhào tới. – Mưa lớn như… bánh xèo. Mưa nhỏ như… bánh bèo. Mưa lèo tèo như… như… - Như cái đầu to của Thắng hả? - Tố Nga chặn ngang. – Mưa thế này thì tha hồ gọi cóc, nhái, ễnh ương hòa điệu với giọng thơ của Thắng. Ðúng là đốt hay nói, ngu hay khoe. - Thôi nghe Tố Nga… - Thắng hét lớn. - Kệ cha tôi, mắc mớ gì Nga hả? - Ơ… nói chơi mà giận à? Ðổ quạu thế khó coi lắm, bộ không sợ người đẹp cười “hỉ”? - Thu Minh háy nhẹ mắt ra hiệu về phía Tuyết Hương đang im lặng, đưa cặp mắt màu hạt để nhìn qua màn mưa. - Thắng có ngon thì galăng tí đi, mau hát bản tình ca “chiều mưa anh đưa em về” rồi “nàng” làm bộ “xiủ” để “chàng” đỡ, tình tứ như xinê vậy đó, Dũng biết hôn? Thu Minh châm chọc và dài giọng chỉ trích làm Dũng nhăn nhó nhìn nhanh vế phía Tuyết Hương đang đỏ mặt cúi gục đầu, bờ môi cắn chặt cam chịu. Nhìn cái bong dáng cô độc ấy long Dũng tự nhiên bung lên cơn giận dữ, đôi mắt nó quấc lên hung tợn như muốn đốt cháy Thu Minh, Nó hét: - Con gái gì nhiều chuyện, nói ít một chút, được không? - Dũng… Thu Minh lẫn Tố Nga và Cẩm Vân chựng lại ngẩn nhìn cậu bạn học chung lớp mà ngạc nhiên lẫn sững sờ. Bởi vì học chung với nhau ba, bốn năm rồi họ chưa bao giờ thấy Dũng có thái độ dữ dằn như thế. - Dũng! Mày sao vậy, lên cơn khùng à? - Thắng lấm lét ẩn vai bạn. - Ngồi xuống đi, tụi nó đùa thôi. - Im đi! – Dũng hất tay Thắng đang đặt lên vai mình. – Tao không có thằng bạn chết tiệt, khốn kiếp như mày. - Tao… chuyện gì liên quan đến tao nữa. - Thắng ngỡ người, nhăn nhó. Chợt từ dãy bàn cuối, có tiếng Trí Bảo vang lên: - Quân tử nói thì chịu mới anh hung, thật ra mày nói gì về sự chính mắt thấy, tai nghe cho cả lớp biết, thì sợ chi ai không dám nhận chứ Thắng. - Tao… tao… nói gì đâu. Nè! Các bạn… tôi nói gì chứ? - Ờ thì nói…việc cô em ở thành phố mới chuyển về học đã chinh phục được con time của Quốc Dũng ấy. - Bảo thản nhiên oang oang giọng như chỗ không người. – Còn nói thấy họ, tay trong tay, mắt trong mắt thế này nè. Ôi tình tứ, tuyệt vời thế là cùng… thứ đồ con nít qủy, ăn chưa no, lo chưa tới, phải không Tuyết Hương? Bảo độc miệng chủi lớn, làm cả lớp cười rộ lên. Hơn bốn mươi đọi mắt nhìn xoáy vào Dũng và Hương chê bai lẫn trách cứ và cưỡi cợt. Chưa bao giờ Hương xấu hổ đến thế, dù nhỏ biết các bạn đang xuyên tạc mình. Nếu như có phép độn thổ, chắc chắn Hương sẽ chui tọc xuống đất để trốn tránh bao ánh mắt cười khinh miệt, dè bỉu kia. - Sao thế hả? - Cẩm Vân tru tréo. – Có tịch rục rịch rồi à? Hèn nào mấy lúc gần đây Dũng nhà ta hư kẻ mất hồn, cứ treo lung lẳng tận chin tầng mây ấy. - Phải! - Tố Nga bồi thêm. – “Yêu là chết trong long một ít mà. Ðúng là tiếng sét aí tình” chẳng nên có ở lứa tuổi này mộ chút nào. Dũng ơi… đừng nói là bạn, tụi này không nhắc nhở. Ở lớp mình chưa bao giờ có vụ xì đan quá oải này xảy ra, đúng là hề đàm tiếu đó. - Thôi đủ rồi. – Dũng đập mạnh tay xuống bàn giận dữ và thật bất ngờ, nó chụp vội ngực áo của Thắng túm chặt gắt gỏng. - Thằng quỷ, thật ra mày nói láo những gì hả? - Tao… có nói gì ngoài sự thật thấy đâu. - Thắng thoáng ngập ngừng, những rồi lấy lại bình tĩnh nhún nhẹ vai. – Mày buông áo tao ra đi, làm thói côn đồ khó coi lắm. - Mày… Dũng xô mạnh làm Thắng té phịch xuống sàn gạch của lớp. Cả bọn nhao nhao ồn ào. - Ðánh lộn rồi… đánh lộn rồi… Thắng nhìn quanh như thể bị xúc phạm, nó bật đúng lên, sửa lại quấn áo và phủi bụi bám vào quần, hất cao mặt thách thức: - Tức là máy muốn đánh tao? - Ai biểu mày nói bậy? Xuyên tạc chuyện tao không có. – Dũng hậm hực. - Tao không biết có chi hay không, đơn giản là tao thấy… cả hai ôm lấy nhau ở nhà vào buổi trưa thôi. - Nói láo. – Hương đột ngột hét lớn, áp đảo mọi tiếng xầm xì bàn tán mới nổi lên giữa lớp. Ðôi mắt vốn luôn nhìn xuống của nhỏ quấc lên đầy phẫn nộ. - Thắng nói bậy… long dạ Thắng quá ác và quá xấu. Tôi… cảm ghét Thắng như quỷ sa tăng ấy! Nói xong Hương ôm nhanh cái cặp vào long, rồi lảo đảo bước ra khỏi lớp trong cơn mưa thật lớn. - Hương… Hương… Dũng gọi lớn. - Ðừng chạy ra mưa, nguy hiểm lắm. Mặc kệ tiếng gọi lo âu của Dũng, Hương vẫn chạy như điên trong lúc trời đang mưa nặng hạt. Những giọt nước quất mạnh vào mặt nhỏ rất buốt và gió cũng bắt đầu thổi, cơn lạnh thấm nhanh vào người… Hương cứ chạy với bao giọt lệ rơi vì giận hờn, vì tủi cho thân mình bệnh hoạn. - Hương, đứng lại, sao chạy đi đâu trong mưa hả? - Tiếng thầy chủ nhiệm từ văn phòng gọi. – Mau trở vào lớp đi nghe chưa? Hương vẫn mặc kệ, nhỏ cố gắng lướt nhanh ra cổng trường. Theo sau Hương là Dũng, người nó cũng ướt lướt cố chạy thật nhanh. Bởi vì hơn ai hết, Dũng biết nếu dầm mưa thể trạng Hương không bao giờ chịu nổi và cơn bệnh khó trị của nhỏ sẽ có dịp tái phát. - Hương… Hương ơi… trở vào lớp đi. - Dũng cố đuổi nhanh theo và giữ Hương lại cho thầy, mau lên. - Dạ! Em biết rồi. – Dũng vuố mặt vì nước mưa tuôn xôi xả và cố tăng tốc nhưng giờ đây Hương như có sức mạnh phi thường chạy như bay ra khỏi cổng trường, hòa vào những hạt mưa dày đặc trắng xóa, mịt mù. Cả lớp lại ngồi xầm xì nhốn nháo hẳn lên. Với cảnh tượng không ngờ xảy ra, quả thật là một sự đột nột. Chợt tiếng Trí Bảo cất lên. - Im lặng đi, ốn ào quá bị giám thị tới cảnh cáo bây giờ. Tới sinh hoạt cuối tuần s4 biết thế nào là lễ độ với thầy chủ nhiệm đó. - Cần gì nhắc nhở, tiết C chắc chắn rồi. Cái lớp chi lộn xộn tùng phèo. - Tố Nga giọng oang oang. - Mọi việc cũnd đều bắt đầu từ con nhỏ Tuyết Hương tới học mà ra cả, nếu biết thế tẩy chay nó ngay từ đầu cho rồi, đỡ phiền phức hơn. - Lỗi tại mình gây lên sao lại trác người khác? – Mai Thi cau có. - Người ta muốn bình lặng, nhưng ngật gió chẳng chịu để yên. Bây giờ xảy ra chuyện thì trách cứ than thở chi chứ? - Nè! Thi nói ai vậy? – Thu Minh chu miệng liếch xéo. - Giỏi có tài bênh người ngoài. Hay thấy Tuyết Hương giàu có, dân thánh phố thì nịnh? - Ừ đó được hôn? – Thi chanh chua. – Còn đỡ hơn ai, luôn kiếm chuện, bưới móc tào lao? Thật rag hen tức hay ganh tỵ? - Thi… - Cẩm Vân xụ mặt. – Thi muốn ám chỉ ai? - Ai có tật người ấy giật mình. – Mai Thi tỉnh bơ trả lời, rồi quay qua Thắng, chỉ mặt nó tiếp. - Thắng nên nhớ mình là con trai đàng hoàng đó, bộ muốn “đồng hóa” thành pêđê luôn à? Tối ngày nhiều chuyện. Nhưng thật ra đúng hay không? Nói thì phải chịu trách nhiệm, cuối tuần này tôi sẽ phanh phui luôn để làm rõ vấn đề. - Vậy tức là… Thắng hơi lo. - Thì có gì đâu. – Mai Thi thản nhiên nghiêm giọng. – Tôi có trách nhiệm tạo sự đoàn kết trong tập thể lớp, không thể để hiểu lầm và kéo dài mãi. Nếu hai bạn đó thật sự có… có cái gì đó không lành mạnh trong sang thì chúng ta còn kịp thời nhắc nhở. Còn ngược lại, Thắng nói oan dựng chuyện, đừng có trách tôi đem ra chi đoàn kiểm điểm. - Ê! Dọa nhau à? - Tố Nga xong môi. - Muốn thì làm tới đi đâu ai sợ. Có Thắng mới nói đấy. - Vậy chính mắt Nga cũng thấy à? – Thi nghiêm giọng hỏi. – Hay chỉ nghe lời Thắng nói? Tại sao chúng ta không khách quan nhận định. Tụi mình đều có văn hóa và trình độ hiểu biế nhất định ở mức độ nào đó, thì phải nên biết tung tin thấ thiệt sẽ gây tiếng xấu và mất thể diện cho Dũng và Hương chứ? Có thì không nói gì. Còn không, thử hỏi mặt mũi nào nhìn mặt ai? Vả lại các bạn cũng thừa hiểu, tụi mình còn trong lứa tuổi đi học, đâu cần phải nói xấu nhau để thỏa mãn lòng ganh tỵ… - Thôi đủ rồi, lớp phó học tập và đoàn viên ưu tú có khác. – Thu Minh buông lời mỉa mai. - Ở lớp này ai mà không biết Mai Thi học giỏi, đạo đức tốt đâu mà khoe khoang mãi vậy, lên lớp giảng đạo hoài thì không chán, nhưng tụi này đã đầy tai đó. Minh trễ môi dài giọng. – Nói thật nha, tôi đây cũng mong họp lớp đó. Ở đây ai cũng có mắt, có tai, nếu không có gì với nhau sao kẻ chạy mưa, người đuổi theo gọi to lo lắng vậy? - Ừ! Nói đi… cử chỉ thái độ như vậy là ý gì? - Tố Nga hất mặt đắc ý hỏi Mai Thi, rối nhìn Thắng đang xụ mặt động viên. - Thắng đừng sợ gì cả, có vấn đề mình mới nói. - Oai dữ hén! – Trí Bảo nhếch môi. – Lo mà liên can đi, ở đó an ủi người khác. - Cũng đâu mắc mớ gì tới Bảo. - Dĩ nhiên, ngu sao chen vào chuyện thị phi. - Bảo nhún vai. - Nếu kể tội thì các bà đứng nhất đó. - Vậy Vân nói đi, tại sao Bảo bỏ mức thi bong bàn? Mình vì tập thể, chứ không thể để tập thể vì mình, làm lớp phó thể thao như thế coi được không? - Kệ cha tôi. – Vân cau cò, nhưng chưa kịp nói thêm lời nào thì giáo viên bộ môn đã bước vào lớp. Tiếng hô “nghiêm” của Bào làm cả lớp im thin thít và cúi rạp đầu vào trang giấy, ghi nhanh lại lời giảng dạy, nhưng chỉ có Cẩm Vân là bồn chồn nhìn qua cửa sổ. - Vân! Lên bảng đi. - Tiếng thầy chủ nhiệm dõng dạc gọi làm cho Vân giật mình đúng phất lên. - Thưa thầy… Vân ấp úng. - Lên bảng, làm bài toán này coi. - Dạ! – Vân tuân lệnh lên bảng, nhưng viên phấn trắng cứ cứng đơ trong bàn tay Vân. - Giải đi! - Thầy hối thúc nhìn Cẩm Vân với đôi mắt nghiêm khắc trách cứ. – Em không làm được à? - Thưa thấy… em… - Dạo này em học tệ lắm đó. Tôi giảng khan hơi mỗi tiếng, để cố tạo làm sao cho học sinh mình dễ dàng tiếp thụ nhanh nhất, dễ hiểu nhất, nhưng tại sao các em lại có thể dễ dàng phụ tấm lòng của tôi như thế chứ? Không chủ tâm gì cả. Bài toán này tôi giảng vừa xong giờ ghi lại cũng không được. Theo em, mình đáng được điểm mấy vào sổ? Vân cúi thấp mặt bối rối, hối hận theo từng lời quở trách của thầy, nhưng đồng thời cơn giận cũng đầy ứ trong lòng nhỏ. - Về chỗ đi… Tiếng thầy lại vang lên. – Hôm nay em sẽ nhận thêm điểm một vào sổ nữa đấy. Cố mà học lên, đừng để tôi quá thất vọng đó. Mai thi đâu, ghi vào sổ đầu bài giùm thầy B nhé. - Thưa thầy em… - Vân rưng rưng nước mắt với bờ mọi mím chặt. - Em có gì muốn nói với tôi à? Dưới lớp Tố Nga đúng bật dậy nhanh nhảu nói dối: - Thưa thầy có lẽ… bạn Vân đang lo cho Dũng và Hương nên mới phân tâm. Xin thầy bỏ qua cho Vân lần này. Lúc nãy hai bạn ấy… chẳng biết cự cãi chuyện gì mà bỏ về trong mưa. Cả lớp ồ lên nhốn nháo bàn tán theo lời Tố Nga nói. Bởi ai cũng rõ nhỏ nói dối hay nhất lớp, nhưng lại không thế nào ngờ dám nói dối luôn cả thầy chủ nhiệm. Cẩm Vân ngượng nghịu cúi gầm mặt lí nhí nói: - Thưa thầy Hương và Dũng… bỏ về trong mưa. - Lúc nãy tôi có thấy, nhưng em có thể nói rõ rang hơn không… lo lắng cho hai đứa nó về việc gì? - Dạ… em sợ Hương bị cảm. Cô Hiền nói Hương rất yếu hay bệnh luôn ạ. - Nếu như thế… tại sao lại về lúc trời đang đổ mưa? - Giọng thầy nghi hoặc đến lạ lung. - Thật ra ở lớp đã xảy ra chuyện gì? Em nào biết rõ nói tôi nghe nào. Cả lớp im thin thít, bao nhiêu đôi mắt đổ dồn về Cẩm Vân và Tố Nga. Thu Minh kéo nhẹ tay Mai Thi nói nhỏ: - Thầy thương Thi lắm… đứng lên nói hộ giùm Vân vài lời tốt đẹp đi Mai Thi. - Không, Thi chẳng dám nói dối thầy! - Như vậy… Thi hẹp hòi lắm. - Nghĩ sao thì tùy. – Thi thản nhiên gạt mạnh bàn tay Thu Minh. - Ðừng có lôi kéo mình vào cuộc, phiền phức lắm. - Vậy Cẩm Vân chắc chắc bị điểm một? - Ừ! Cho đáng đời. - Thôi không truy cứu nữa. Cẩm Vân cho em về chỗ đấy. - Thầy đột nhiên dịu giọng âu yếm như người cha đang dây dỗ đàn con thơ dại của mình. - Ở nhà các em có cha mẹ, đến lớp có thầy và bạn bè, tại sao lại không chịu thương yêu giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ? Thầy chưa lắm cụ thể rỏ rang cho lắm, nhưng nếu ai đó cố ý phá hoại tình doàn kết của lớp, thầy nhất định không tha thứ đâu. Còn Cẩm Vân, em là cán sự lớp thì phải biết đi đầu trong mọi phong trào đó, biết chưa? - Dạ… thưa thầy… em biết ạ! - Cẩm Vân đáp yếu xìu. - Vậy nói đi… tại sao em không tham gia thi đấu? - Em… em bận phụ cho mẹ, nên không có thời gian tập dợt, chỉ sợ đấu thua sẽ ê mặt với lớp và trường. - Chỉ duy nhất mỗi lý do này? - Dạ! – Vân gật đầu khẳng định. - Vậy thì thầy kêu thằng Dũng và Trí Bảo tới nhà tập dợt cho em được không? - Dạ được… nhưng sợ Dũng không rảnh. – Vân ngập ngừng nhìn Thắng ngầm ra hiệu. – Em nhờ Thắng kêu Dũng mấy lần rồi nhưng nó không tới. - Thật à? - Thầy cau mày. - Dạ phải. - Thắng đứng lên trả lời. - Vậy thì Mai Thi và Vân, hai em tập dợt với nhau không được sao? Thật ra cái khó khăn này bắt đầu từ đâu. Tóm lại, thấy muốn nói với các em vài lời, hết tuần này thì đấu rồi. Cố tạo điều kiện tốt nhất để giành giải, không nên vì thù ghét cá nhân, bỏ mặt tập thể lớp. Cẩm Vân! Em hứa với thầy chứ? - Dạ! – Vân ngần ngừ, nhưng cũng phải gật đầu, cũng là lúc tiếng chuông tan trường vang lên như xua bớt cái không khí ẩm thấp của buổi chiều mưa. - Các em về đi. Mai Thi qua nhà Dũng coi Hương thế nào nhé. Có gì mai nói lại cho thầy biết. - Dạ - Thi cúi đầu chào. Cả lớp túa ra chộn rộn, ồn ào như cái chợ. Trí Bảo vỗ mạnh vai Thắng: - Tới nhà Dũng không? - Không! - Thắng cộc cằn trả lời. - Tại mày chọc giận nó trước mà. - Kệ! Tao không dư hơi năn nỉ. Nè! Mày đi bằng xe gì? - Vẫn muôn thuở là xe đạp. - Hừ! Chưa có tiền sửa. Nè! Tối nay đi soi ếch không Bảo? - Không có đâu, đi mất công, ở nhà làm bài cho rồi. - Bảo bỏ Thắng đúng nơi cổng, nó đi vào lấy x era. Cả hai chở nhau cùng hướng về nhà. Con đường đất đỏ thật sạch, sau cơn mưa… cỏ cây ven đường xanh tó hơn như vừa được gội rửa bụi. Mưa thưa dần rồi ngừnh hẳn. Trí Bảo chợt kêu lớn: - Thắng! - Gì? - Bộ mày thấy Dũng và Hương… có thiệt hả? Rõ rang không? - Tao dám đặt chuyện như vậy à? - Tao… không tin. - Bảo nạt ngang. – Tao biết mày ghét Tuyết Hương. - Nhưng tao không đặt điều vu khống. Có bữa tao tình cờ qua nhà Dũng thấy chuyện lạ nữa kìa. - Thắng chợt hạ giọng. - Là chuyện gì nữa, nói tao nghe luôn đi. – Trí Bảo tò mò hỏi nhanh. - Con nhỏ đó khó ưa, lại xấu tính, tao thấy nó chui qua rào nhà bà Năm, chắc hái trộm trái cây thì phải. - Xạo nha Thắng! - Bảo khẽ cau mày mắng nhỏ. - Là thiệt đó, nhìn đôi mắt lấm lét của nó thì chắc tao nghi đúng. - Nhà nó ở thành phố nghe nói giàu lắm, ăn cắp làm gì cho tai tiếng, chắc không có như mày nghĩ đâu Thắng ơi! - Vậy sao mày không chịu động não một chút. Ở thành phố có đầy đủ điều kiện sao không học, chui tọt về đây làm gì nếu không phải đi trốn? - Cũng có lý. - Bảo gật gù. – Hương khó làm quen quá nên chẳng đứa nào biết tí gì về nó cả. Theo tao mình tìm cách hỏi thằng Dũng cho rõ đi. - Nó không nói đâu mà hỏi cho phí công. Thôi dừng xe lại cho tao xuống, tới ngã ba rồi. Tao về nhé Bảo. Cám ơn mày nhiều! - Có gì đâu! Bảo cho xe chạy thẳng và ẩn mạnh chân lên bàn đạp để lấy đà lướt tới, nuốt nốt khoảng đường còn lại dẫn về nhà. Trong đầu Bảo, hình ảnh Tuyết Hương bỏ chạy khỏi lớp trong mưa cứ quẩn quanh mãi. Vừa phẫn nộ… vừa tuyệt vọng thế nào ấy! - Bảo coi chừng! Có tiếng con gái hét lớn và co chân đạp vào bánh xe vừa bon bon tới làm cho xe Bảo té nhào xuống cỏ, một bên vạt áo trắng lấm lem đất đỏ. Lồm cồm bò dậy, nhìn chiếc xe đạp thân yêu ngã chồng kềnh, xót ruột Bảo cau mày gắt lớn: - Hai bà điên hả Tố Nga, Thu Minh? - Ừ! Ðược hôn? – Nga chống tay vào mạng sườn, hĩnh mũi. – Ai biểu Bảo chạy xe mà đầu óc và con mắt đi du lịch làm gì. Nè! Nếu không có tụi này la lớn, dám Bảo làm bạn với “hà bá” lắm đó. - Cám ơn bà nha! - Bảo khó chịu dài ngang, với cái lắc đầu khó chịu khi nhìn lại vạt áo của mình. - Kiểu này giặt không ra đâu. Ðây là bộ quần áo duy nhất của tui đó! - Nghe than mà đứt ruột từng đoạn, từng đoạn nè. – Thu Minh cười pha trò. – Ngày mai, tụi này kêu gọi cứu trợ học sinh nghèo, vượt khó sẽ ghi tên cho Bảo lãnh một phần, đem về may áo mới, chịu chưa? - Thôi, cho tôi xin. - Bảo thở hắt ra, - Hai bà muốn gì thì nói mau đi, còn cho tôi về nhà. Tối rồi, cái bụng tới giờ ăn nên đang biểu tình nè! Cả ba cho xe chạy kề nhau một đoạn ngắn, Tố Nga vào đề: - Cẩm Vân nó nhờ Nga nói lại với Bảo về việc thi đấu. - Sao nữa? - Vân muốn rút lui êm. – Thu Minh tiếp lời. - Ai biết, muốn gì nói với thầy kìa. - Không dám nói mới nhờ Bảo chứ. - Tôi cũng chẳng hơn gì các bà đâu. Nè, hỏi thiệt nha… tại sao Cẩm Vân cứ treo giá hoài vậy? Tới thi đấu mà làm eo, làm sách. Về nói với bà ấy, giỏi cũng có người giỏi hơn đó. - Bảo nói chuyện dễ xa nhau quá trời. – Vân đột ngột nói lớn từ phía sau lưng cả ba. - Trời ạ. - Bảo đưa tay vịn ngực. – Bà định hại chết tôi à. Hú hồn, hú vía. - Con tim Bảo có “gấu bắc cực” ăn cũng chẳng sao, nói gì hơi lớn tiếng. Nè! Lúc nãy Thắng nói gì vậy? - Vân tìm nó hỏi đi. Tôi không ưa nhiều chuyện. Nói thật dễ mích lòng, nhưng thái độ và lời nói của Tố Nga ở lớp lá quá đáng đó. Tôi thấy như mình ỷ đông đàn áp người cô thế. Tuyết Hương dù gì cũng từ xa mới chuyển về, thân thiện được thì tốt, còn không cũng chẳng nên quá thành kiến. - Ai biểu nó xí xọn làm chi! – Thu Minh chat chúa. - Chảnh không chịu nói, chẳng them làm quen với ai cả, ngoại trừ thằng Dũng, trong mắt con Hương có tụi này không, đó mới là điều đáng nói. - Theo tao, nó ỷ lại thì đúng hơn. - Tố Nga cắt ngang. – Nó học giỏi lại tự cao tự đại nữa. Nhìn cái mặt ngố ngáo kiệu của con Hương, tao thật chịu không nổi chi là kết bạn chơi thân. Còn quỷ Dũng nữa. Từ cái dạo có con Hương tới giờ, nó chỉ biết quan tâm tới một mình con nhỏ đó, Bảo không thấy đáng ghét à? - Không. - Bảo đáp tỉnh bơ. – Cư xử theo lối Dũng là quá hay đấy. Dù gì Tuyết Hương cũng tới ở nhờ nhà nó ăn học, không lẽ nào tẻ nhạt, dễ làm Hương áy náy lẫn mặc cảm. Bỏ đi, không nói chuyện tào lao nữa, Cẩm Vân, ý bà thế nào đây, bỏ thi đấu thiệt à? - Ừ! – Vân gật đầu. - Không hối hận chứ? - Còn lâu mới có chuyện đó. – Vân ngang bướng cao giọng. – Ai giỏi thì vì tập thể đi, Vân không them. - Ðược, đã thế thì tôi sẽ làm cho bà sang con mắt ra, bỏ ghét. Từ hôm nay coi như bà tự động chào thua vô điều kiện và chính thức rút chân khỏi đội thể thao của lớp lẫn trường. Còn việc thầy đối xử với Vân ra sao thì tôi cũng chẳng quan tâm đâu. - Vân có thể hiểu lời Bảo như một sự dọa nạt nhau không đây? - Tôi nói thật, chứ chẳng dám dọa ai cả. Bà không dự thi đấu thì có Kim Ngân lớp A3 lo gì. “Không mợ chợ cũng đông thôi”! - Bảo… - Vân bị chạm tự ái cao, cơn tức giận lại ùn lên làm nhỏ nghẹn lời. - Ðược! Ðã thế thì tôi không có gì để nói nữa. Bảo đi tập dợt cho Kim Ngân là vừa, và hy vọng từ đây đừng làm phiền tôi nữa. - Chuyện này thì Vân an tâm, cứ nghỉ ngơi thoải mái đi, đã không muốn thì chẳng ai dám miễn cưỡng. Sẽ không thu kết quả như ý đâu. Chỉ ngại… khi thật sự rút chân ra khỏi đội thì Vân sẽ cảm thấy buồn và khó chịu nhìn mọi người hăng say thi đấu đó. Tới lúc đó có muốn chen chân vô cũng không lọt. - Xí! Ai cần chứ. – Vân gắt gỏng. – Tôi chẳng them hư danh. - Nhưng bạn bè sẽ nói Vân làm cao… Vân còn kiêu ngạo gấp mấy lần người khác nữa. Vậy mà chửi Tuyết Hương là kênh kiệu! - Bảo… - Vân ấm ức. - Những gì có thể nói thì tôi đã nói xong cả rồi, bây giờ xin chào các bạn nhé. Nói xong Bảo cho chiếc xe đạp của mình lao nhanh tới trước, tách xa bọn con gái, với nỗi bực bội cố nén. Buổi trưa, vườn nhà Dũng thật im lặng. Hương ngồi buồn rầu nhìn xuống mặt nước. Nhìn những gợn song nhẹ lăn tăn theo từng cơn gió thoảng đưa, lòng Hương thật bối rối. Bởi thật sự, nếu bỏ nơi này về lại thành phố… thì cuộc đời nhỏ bé cô đơn của Hương sẽ đi tới đâu, về đâu ở nơi đầy cám dỗ? - Hương! - Mai Thi! – Hương ngẩng lên, cố nở nụ cười, nhưng sao nhìn nó như mếu. - Sao ngồi đây? – Thi sà xuống cạnh Tuyết Hương thân thiện. – Cô Hiền và Dũng đâu rồi? Ở trong nhà vắng hoe, kể cả con chim sáo nhỏ nữa. Thi tới mà không nghe tiếng sáo mừng. - Cô đi họp, còn Dũng thì tới nhà Vân. – Hương có vẻ gì đó miển cưỡng trả lời. Mai Thi cũng nhìn được, nhưng nó tỉnh bơ hỏi tiếp. - Vậy… Hương chép lại bài của hai tiết toán tuần rồi chưa? Thi có đem tập qua cho bạn mượn nè. Còn nữa, mấy bài tập Hình Học thầy cho về nhà khó quá… Thi giải một mình không được… hay tụi mình cùng giải nhé Hương? Hương im lặng không nói, chỉ thấy đôi mắt nhỏ buồn rười rượi, chừng như chực khóc. Khá lâu, nó mới nhìn Mai Thi hỏi nhỏ: - Trưa Thi không ngủ à? - Không! Thế còn Hương? - Mình không tài nào ngủ được. - Nhớ nhà và ba mẹ sao? - Mẹ… Hương mất rồi. - Giọng nhỏ bùi ngùi đau đớn lẫn xót xa, nước mắt Hương rơi nhanh dù cố nén. - Hương ơi… sao thế này! – Mai Thi luống cuống. – Thi làm Hương buồn sao? Nếu vậy cho Thi xin lỗi. - Không! – Hương lắc nhẹ đầu quẹt ngang mi mắt, cố ngăn bao giọt lệ, nhưng không tài nào ngăn được. Nó gục hẳn vào đôi tay run rẩy vì xúc động, nước mắt Hương tràn qua kẽ tay rơi nhạt nhòa xuống chiếc áo màu cỏ úa. Ðôi vai của Hương run lên theo từng tiếng nấc nghẹn ngào đau khổ. - Hương ơi… Thi lo sợ gọi. – Hương nín đi, đừng khóc nữa, khóc hoài có hại lắm đó. Lát sẽ đau đầu cho coi. - Thi ơi… Thi! – Hương đột ngột ôm chồm lấy Mai Thi và gục đầu vào vai bạn khóc nức nở. Giờ đậy Thi chỉ còn biết im lặng chờ đợi nỗi đau nào đó trong lòng Hương vơi bớt đi và trôi theo dòng lệ tuôn. Bàn tay Thi êm ái thân thiện vỗ nhẹ lên tấm lưng gầy còm của Tuyết Hương, như cảm thong và an ủi. Cả hai ngồi trong tư thế đó thật lâu cho đến khi Tuyết Hương ngước lên với đôi mắt mọng đỏ nước. Ngập ngừng tránh cái nhìn như dò hỏi của Mai Thi, nó cúi mặt lí nhí: - Hương xin lỗi Thi nhé. - Có gì đâu. – Thi cười tươi. - Hương… vô duyên quá, bạn mới tới chơi đã lây nỗi buồn của mình rồi. – Hương đứng lên lảng sang chuyện khác. – Ăn ổi chin nghe Thi? - Ở đâu có? – Thi nhìn quanh tìm kiếm với đôi mắt háo hức của bọn cỏn gái nghe của chua. - Ngồi đây đợi tí nhé, Hương chi rào qua nhà bà Năm là có ngay thôi, đủ các loại trái cây. – Hương bước vội, như cố ý khỏa lấp tâm sự của riêng mình mà trong phút yếu lòng tuyệt vọng nhỏ đã bật khóc với Mai Thi, cô bạn gái không quen thân cho lắm. - Ý đừng Hương ơi… không nên như thế đâu… - Thi kéo tay Hương ngăn lại với cái lắc đầu không đồng tình. - Người ta bắt đuợc thì mình thành kẻ trộm đó. Mai Thi sợ mấy chuyện này lắm. - Không đâu, cứ theo Hương rồi sẽ rõ. – Hương cởi mở hơn kéo tay Mai Thi rất thân mật. Cả hai chui tọt qua rào, đi lần về phía ngôi nhà lá đơn sơ của bà Năm. – Ði nhè nhẹ Thi nhé, đừng gấp rút nhanh quá làm bà giật mình đó. - Ờ, nghe rồi. – Thi cũng rón rén nhẹ bước theo chân Hương. Chung quanh ngôi nhà đuợc quét dọn rất sạch, vang ra tiếng ho khẽ khàng củ người cao tuồi, con chó mực vẫy đuôi chào mừng cô bạn thân yêu. - Mực ngoan nhé. – Hương sà xuống ôm lấy con chó. Giữ nhà giỏi không? Ừ, giỏi thì mai chị mua cho khúc bánh mì, thôi ra đằng trước nằm đi. Hương buông con chó mực ra, rồi tiện tay xách luôn cái túi nylon khá nặng mà nhỏ đem theo. - Ủa! Túi này ở đâu ra vậy Hương? – Thi ngạc nhiên hỏi. - Hương lấy theo khi nãy, tai Thi không để ý đó. - Ðựng cái gì trong ấy, coi bộ hơi nặng. - Ðủ thứ. Hương cười. Ôi chao, nụ cười của nhỏ thiệt tươi và đẹp. Ðôi mắt bấy lâu u hoài, buồn bã, bỗng sang lấp lánh, làm cho Thi ngạc nhiên. Nhỏ muốn nói câu gì đó, nhưng chợt im lặng vì có tiếng một bà lão cất lên êm êm: - Hương mới qua hả con? - Dạ! - Giọng Hương thật ngọt ngào. – Bà khỏe chưa vậy? - Ðỡ hơn tuần rồi. Cảm ơn con đã tới thăm bà. - Có gì đâu ạ. – Hương kéo tay Thi chỉ vào cái kệ độc nhất. Trong nhà lờ mờ vì mái hơi thấp. Thi đã nhận được cái dáng gầy yếu cô độc của bà Năm ngồi ở mép gường, hai chân thong xuống đất, cạnh bên đôi dép mủ còn mới tinh khôi. - Bà đã ăn cơm chưa? – Hương ân cần hỏi, và tiện tay xếp lại cái mền gối quanh bà cho gọn gang. – Bà ăn đuợc mấy chén? Con nấu ngon không hở bà? - Ngon, ngon lắm. – Bà cười ấm áp. – Không có con, bà thật không biết phải làm sao với đôi chân yếu đuối thế này. Hương à… con tốt quá. - Dạ có gì đâu. – Hương cười sung sướng kéo cái túi nylon lại gần bà, bày ra lỉnh kỉnh nào đường, nào sữa lẫn vài vi thuốc vitamin rồi tiếp nói. – Hôm qua vườn nhà chái chin hơi nhiều, có cả mít lẫn ổi, con hái đem ra chợ bán đuợc nhiều tiền, nên mua hết các thứ này để bà dung cho bổ. Mấy thứ thuốc bổ này con mua theo tao của trạm y tế cho đó. Bà đừng lo gì cả, cứ uống sang một viên, trưa một viên và một viên chiều đều như vậy thì mau chóng khỏi bệnh ngay thôi. Bây giờ con rót nước cho bà uống thuốc nhé! Hương đứng lên, nhưng Mai Thi đã làm thay. Ly nước pha trà astisô thơm lừng còn bốc khói, được Thi trao tận tay Hương. Bà Năm lặng lẽ đón nhận ly nước và viên thuốc trong sự săn sóc ân cần của Hương. Nét mặt bà thật hạnh phúc và xúc động. Bà thấy vui nhiều từ khi được quen biết với đứa con gái thành phố này, không phải vì nó cho bà nhiều bánh, đường, sữa, mà vì Hương đã cho bà cả một tấm lòng, một tình nhân loại, hay nói đúng nghĩa và gần gũi hơn là thứ tình bà cháu ruột thịt, dù cả hai là những người chẳng có chút quan hệ máu thịt. - Hương à! – Bà Năm gọi nhỏ. - Dạ! - Bà biết hơn tháng nay con nói dối, nhưng bà vui lắm và sẵn lòng đón nhận lời nói dối đầy nhân hậu của con. – Bà lại cười, nụ cười chẳng hề có mùa xuân chút nào, bởi nó héo úa và phiền muộn. – Bà già rồi, lại một thân, một mình thui thủi sống, vườn của bà có bao nhiêu trái cây và có thể bán được tiền nhiều hay ít, bà ất hiểu hơn ai hết. Bà biết con ngại, vì sợ bà từ chối tấm lòng của con, nên con nói dối để bà nhận… Hương ơi, con tốt đẹp quá! Hương im lặng cúi thấp mặt, bởi vì nhỏ đã bị bà phát hiện ra việc mình cố ý làm. - Con… con xin lỗi bà. - Bà cảm ơn con còn không hết, sao lại xin lỗi chứ, cháu ngoan? Nghĩa cử con cao đẹp lắm đó. Ở đời nay, nếu ai cũng như con, nếu ai cũng có được những tấm lòng vàng như con đây thì may mắn và hạnh phúc cho bao nhiêu mảnh đời bất hạnh cô đơn như bà. - Ôi… có chi đâu ạ. – Hương bối rối đến đỏ mặt vì bao lời khen của bà Năm, nó len lén nhìn sang Mai Thi và bắt gặp ánh mắt Thi ngời sáng đầy sự đồng tình. - Bà ơi… Hương ngần ngừ khá lâu rồi mới lên tiếng. – Bà biết con nói dối để được làm và săn sóc cho bà… thì bà đừng giận và không nhận tấm lòng con đấy, con sẽ chẳng vui và không chịu sự từ chối đâu. - Ờ… thì bà sẽ nhận, nhưng cũng không được cho nhiều quá đó. - Dạ, con biết rồi ạ. Còn nữa bà ơi… - Nói đi, bà đang nghe đây. - Bà đừng nói với ai, kể cả cô Hiền về việc con tới đây chăm sóc cho bà nhé, con không muốn họ biết đâu. - Ðược rồi, bà hứa đó. - Con cảm ơn bà. À phải! Con hái vài trái ổi bà nhé. - Ừ! Muốn ăn thỉ cứ hái, lần sau không phải xin đâu. Nhưng không được trèo cao sẽ gãy nhánh và té là nguy hiểm lắm. - Dạ! con biết rồi. Bà nằm xuống đi, con nhỏ mắt cho, cái tao thuốc này tốt lắm, hy vọng nó sẽ trả lại ánh sang mặt trời cho bà. - Và bà sẽ nhìn thấy con… - Bà Năm cười âu yếm và làm theo lời Hương. - Con xấu lắm đó bà ơi. - Kệ! Xấu mặt, nhưng có tấm lòng đẹp là được rồi. – Hương lại cười và háy nhẹ mắt với Mai Thi, như gầm gọi nhỏ bạn tới gần bà Năm. - Bà ơi… con đem đến cho bà cô cháu gái nữa nè. Mai Thi là bạn học chung lớp với con đó. Cũng dễ thương lắm bà ạ. - Ờ! Bà cảm ơn các con nhé. Hương ơi, đưa bạn ra vườn hái ổi đi con. Bà muốn nằm, ngồi khá lâu rồi, cái lưng nó đau quá. Bà đấm nhẹ ra vùng thắt lưng và sờ soạng mò lấy cái gối như một quán tính rất chính xác. Hương và Mai Thi kéo cái mền đắp tận ngực bà để rồi cả hai nhẹ bước ra cửa. - Hương này! – Thi gọi - Gì? - Bà Năm sống có một mình à? - Không! Có thằng cháu trai nữa, nhưng nó dữ dằn lắm. Bỏ mặc bà cả tháng nay rồi, từ dạo bà đau. - Hương biết mặt nó không? - Không! Chỉ nghe bà nói lại thôi. – Hương chép miệng như cảm thong. - Tội nghiệp bà lắm, đôi mắt sau lần đau bị lòa vì thế là cứ té liên tục vì dò dẫm tìm đường đi, ấy mà kéo theo cả đôi chân tê thấp. Tuổi già sức yếu, bà cô đơn lắm. Hương bắt gặp bà khóc hoài. - Thương bà quá hen. – Thi cũng xúc động và tò mò hỏi tiếp. - Vậy ở gần nhà sao cô Hiền và Dũng không giúp đỡ bà chứ? - Có giúp nhiều lắm chứ, nhưng Dũng rất ngại gặp thằng quỷ nhỏ cháu trai của bà. Nó ngang ngược, rất hỗn láo lại còn hung dữ. Chiều nào cô Hiền cũng mang cơm và thức ăn đến cho bà và vì thế Hương mới biết. - Vậy sao còn giấu cô Hiền sự quen biết này của Hương với bà? - Ờ thì… thì… - Hương bối rối và cuối cùng im lặng đi cạnh Mai Thi cho đến nơi đoạn rào mà hai đứa đã chui qua lúc nãy. Trời đã xế, khu vườn thật mát và hương ổi chin bay thơm lừng, tỏa ngào ngạt không gian nghe them đến lạ. Miền quê thật yên tĩnh và thanh bình đáng yêu quá. Nếu sớm biết được ở đây trong lành thế… có lẽ Hương đã về từ khi mẹ qua đời và cuộc sống của cô đã không đến nỗi chấp nhận một kết quả đáng chê trách… Nhưng cũng may, Hương còn kịp thời dừng lại, xa lìa chốn ghê sợ của bong tối hung hăn, nơi đã giết bao cuộc đời tuổi trẻ trong sự sa đọa của nhiều thứ tệ nạn xã hội. Bất giác Thi nghe được tiếng Hương thở dài, nhưng nhỏ chưa tiện hỏi, vì sợ Hương cho rằng mình tò mò. - Thi ơi, lại đây ngồi nè. – Hương chỉ tay qua gố xoài có tàn lá rất rậm, làm răm mát một góc vườn. Mình ưa nơi này lắm, cảnh trí lại đẹp và yên tĩnh, học và làm bài rất lý tưởng. Còn nữa nha Thi, học xong mệt mỏi có thể tựa lưng vào cây soài dõi mắt nhìn những ánh mây trắng trôi bồng bềnh trên khoảng trời xanh bao la mà ao ước, suy nghĩ vế tương lai. Nè nhìn đi Hương nói đúng hôn… rất đẹp có phải không? - Ừ! Ðẹp lắm! Thi ngồi xuống, lấy dép lót chỗ vì sợ lẩm đồ. Hương thì đi vội ra xa một tí, bởi móc đống lá cây khô được ai đó dồn đống lại, lôi ra một manh chiếu nhỏ và quay về chỗ Thi ngồi giục: - Ðứng lên đi! Thi làm theo để cho Hương trải chiếu. Khi đã an vị, hai đứa ngồi bó gối nhìn trời, thỉnh thoảng có vài cánh chim lẻ loi bay sà xuống đám ruộng đang làm đòng, để rồi vụt bay lên cao, chao nghiêng yểu diệu như trình diễn điệu múa rất đẹp. Thật lòng mà nói, Thi phục cái tài chọn chỗ để học của Hương. - Hương giỏi quá! – Thi buột miệng khen. - Giỏi gì nhỉ? – Hương quay lại nhìn Mai Thi hỏi. - Chỗ này ngồi học rất lý tưởng, cặp mắt Tuyết Hương thẩm mỹ, không chê vào đâu được. - Còn phải nói. – Hương thích chí. – Nè! Bài toán nào không thể giải được thì đem ra hai đứa cùng làm. Hương không tin mình chịu bó tay, không mổ xẻ nổi. - Bài này. – Thi lột nhanh quyển sách toán có làm dấu sẵn. Cả hai chụm đầu vào nhau, miệt mài học đến say sưa, quên cả thời gian qua mau. Cả lớp bàn tán ồn ào như đàn ong vỡ tổ vì cái chuyện quyên góp cất nhà tình thương cho bà Năm. Không phải vì bọn nò tiếc tiền, mà vì lý do rất đặc biệt đáng lưu tâm được đọc ra từ lon phát thanh trong giờ chào cờ đầu tuần. Có một ai đó gởi qua bưu điện số tiền một triệu ba trăm ngàn đồng tới trường nhờ trao tận tay bà Năm hoặc ủng hộ xây nhà tình thương… Nhưng chẳng hiểu họ vô tình hay cố ý mà quên… ghi rõ tên địa chỉ. Ở cái xã nhỏ bé nghèo khổ này, học sinh đến trường đã là may mắn hơn bao đứa cùng lứa tuổi rồi, nói gì là được số tiền riêng lớn như thế! Thôi thì tất cả thầy cô và học sinh trường ghi nhận một tấm lòng vàng của ai đó, mà họ chỉ lờ mờ nghe nói là nữ sinh, cũng đang theo học trường này. - Dũng! - Thắng vỗ mạnh lên vai bạn, làm Dũng giật mình ngẩng phát lên, biở nó dăng nghĩ ngợi và nghi vấn rất nhiều về số tiền một triệu ba trăm ngàn này, chẳng lý nào là… - Mày bị tương tư hay thất tình vậy Dũng? Tao gọi ba bốn tiếng không nghe. - Thì bây giờ tao nghe rồi nè, nói đi chuyện gì? – Dũng nhìn Thắng chờ đợi. Ngần ngừ một lát, Thắng mới do dự nói ra: - Theo ý mày, trường này ai ngu như con nhỏ đó vậy Dũng? - Nói rõ hơn ý mình đi Thắng, tao không hiểu mày muốn nói gì nữa. - Chặc! - Thắng chắc lưỡi tiếc rẻ. - Một triệu ba trăm ngàn là nhiều lắm đấy chứ không phải giữa. - Ừ thì sao nào? - Ðem cho không… uổng quá trời. Chỉ đóng mấy ngàn tao còn tiếc đứt ruột, huống chi số tiền lớn như thế. - Thôi đi ông trời! – Dũng nạt ngang. - Người ta có lòng tốt chứ ai như mày. - Theo tao, ai đó bị điên hoặc quẩn trí rồi mới đem cho số tiền quá lớn. - Ừ thì lớn thiệt. – Ðôi mày Dũng cau lại đầy nghi vấn. Bởi vì ở trường cũng có khá nhiều bạn thuộc hang khá giả, nhưng suy cho cùng thì đâu đứa nào có cái gan và dư tiền riêng nhiều đến thế. Chắc chắn là… người đó rồi, chứ không ai khác đâu. Gần đây Dũng thấy nhỏ ấy như vui vẻ và yêu đời hơn, trên đôi môi đã có nụ cười, dù không được tươi lắm… Nhưng nếu là nhỏ đó thì tội tình gì phải giấu tên và tại sao nhỏ không bàn qua mẹ mình hoặc có đôi lời hỏi ý kiến mình? Dù gì, cậu cũng luôn là người đối xử tốt với nhỏ đó nhất ở đây kia mà. - Dũng ơi… Trí Bảo gọi lớn từ ngoài cửa lớp. – Mau đi, đến phòng tập coi sự kìện lớn đang vui mừng nè. - Chuyện gì vậy? - Thắng đứng nhanh dậy hưởng ứng ngay. – Tao đi nữa được không Bảo? - Ðược! Chỉ cần mau lên. Cả hai bước gấp theo chân Trí Bảo đi vội về phía phòng tập thể dục nơi có trận đấu đột xuất xảy ra mà không ai ngờ được. Tiếng ốn ào và những tiếng vỗ tay cứ vang lên đầy phấn khởi. Nhưng phải chật vật lắm Dũng và Thắng mới chen chân được vào sát góc bàn. Bên tay phải Kim Ngân và Thu Cúc là một cặp, còn tay trái là Cẩm Vân với Thu Minh, cả hai đều căng thẳn sẳn sang trong tư thế giành chiến thắng. Chỉ tội cho trái bong bàn nhỏ xíu cứ bay đi, bay về theo từng đường chuyển hiểm hóc, không hề khoan nhượng của hai đối thủ. Dũng sau khi đã tìm được chỗ đúng thích hợp thì đảo một vòng như để tìm Hương và Mai Thi. Ðôi mắt Dũng ánh lên sự vui mừng khi bắt gặp Tuyết Hương đang nhìn chăm chú và theo dõi diễn biến trận đấu rõ căng này. Ðây là hiệp cuối cùng để giành thắng lợi cho đội mình, nhưng xem ra Kim Ngân và Thu Cúc đã đuối sức. Ðôi chân không còn rượt theo trái bong xoáy mạnh hiểm hóc của Cẩm Vân được nữa rồi. Cho dù hai bạn đó rất cố gắng và thế là chuyện gì đến đã đến, điểm số cách biệt theo từng đường bong bị đánh trượt cứ gia tăng mãi. Cuối cùng thì Kim Ngân bị thua trắng hiệp hai lẫn hiệp ba. Tội nghiệp cho Ngân, nhỏ cầm cái vợt bong bàn ngồi phịch xuống ghế với đôi mắt đỏ hoe ứ nước, còn Cẩm Vân và Thu Minh thì vênh vào tự đắc cười toe toét bước đi trong tiếng vỗ tay của các khan giả theo dõi từ nãy đến giờ. Dũng cũng hớn hở cười tươi vỗ mạnh vai Trí Bảo đang đứng xớ rớ cạnh đó với nét mặt cau có thảm bại. - Xem ra tay chơi của Cẩm Vân càng ngày càng tiến bộ, những đường chuyển bong cứ đẹp ra, phen này trường mình chắc chắn thắng rồi Bảo ơi. - Như thế là Dũng không biết gì cả à? - Bảo bực bội ra mặt. – Mày lầm to rồi đó. - Lầm to chuyện gì? – Dũng chựng lại ngạc nhiên. - Bộ có chuyện gì sao Bảo? - Ừ! Cẩm Vân và Thu Minh càng ngày càng quá đáng. - Bảo không nén được tức giận. – Hai đứa tụi nó không còn là cây vợt của đội trường mình nữa rồi. - Tức là sao? Nói lẹ lên nghe thử đi. - Thắng giục. - Vậy chứ tụi nó ở đội nào? - Huyện đoàn. - Bảo cáu gắt. - Cẩm Vân đầu quân vào đó rồi. - Làm vậy coi được à? - Thắng lớn tiếng cự. – Sao có thể như thế được. Dũng mày nói gì đi chứ, im lặng hoài đâu phải là cách tốt nhất. - Theo mày, tao phải làm gì đây? – Dũng còn khó chịu hơn, thật ra nó cũng không thể nào ngờ Vân lại làm như vậy và càng quá đáng hơn nữa khi trở về thách đấu với đội trường. Nhưng biết sao được… đó là qưyền tự do của nó và Thu Minh. Dũng càng nghĩ càng thấy bức xức, nó lầm lũi đi nhanh về phòng học. Ba hôm nữa thôi là tới cấm trại mừng ngày thành lập đoàn 26.3 thì Vân càng đủ đầy lý do đứng vào đội vợt của Huyện đoàn… Bởi lẽ nó là đoàn viên. Nhưng cho dù cố nghĩ và cố bào chữa cho Vân, Dũng cảm thấy giận nhỏ đó vô cùng. - Dũng! – Vân hất mặt gọi lớn và chận ngang lối đi. Hình như nhỏ chờ đợi ở Dũng lời nói nào đó, dù là lời trách cứ. - Có gì không Vân? – Dũng thản nhiên hỏi, và cố gắng giũ giọng thân thiện như không hề có gì xảy ra. – Vân đánh bong càng ngày càng đẹp. À phải! Còn mấy ngày nữa thi đấu rồi, tập dợt ra sao vậy? - Nè! Dũng hỏi Vân… Vân hỏi ai đấy? – Vân liếc xéo qua Bảo. – Không lý nào chẳng ai nói cho Dũng nghe điều gì cả. - Chuyện gì vậy Vân? - Thì… Vân cảm thấy ngại pha lẫn xấu hổ khi chạm nhằm ánh mắt thiếu thiện cảm và trách cứ của Dũng. - Nếu không có gì thì về lớp đi, ở đây nắng quá. – Dũng bước đi, rồi quay sang giục Thắng và Bảo. – Chuông vào lớp rồi kià hai thằng quỷ. - Nghe! - Bảo bỏ đi nhanh mà không them nói với Vân câu nào, làm nhỏ ấm ức, kéo tay Thắng giũ lại. - Hai thằng đó bị gì vậy Thắng? - Bà bị gì thì có. - Thắng bốt chat. – Khi không đội nhà không chơi, lại sang chơi đội bạn. Nè! Làm thế có quá đáng, cò khó coi không hả, buông tay tôi ra đi, coi như tình bạn đứt đoạn từ đây. - Thắng giật tay ra khỏi Vân với sự tức giận không dồn nén được. Những cử chỉ và thái độ này của Dũng, Thắng và Bảo Trí càng làm cho Vân nổi giận và cũng có một phần tự kiêu hãnh về tài năng vượt trội hẳn của mình ở đội thể thao trường. Nó thừa biết một khi đầu quân ở Hưyện đoàn trong lần thi đấu này thì Ðoàn trường sẽ mất đi một cây vợt số một và chắc chắn là phần thưởng thứ hạng cao nhất cũng theo nó bay đi. Bởi vì mấy năm liền Vân chơi bong bàn không còn đối thủ và lần này Vân cũng tin như thế. Tâm sự Vân thích được mọi người năn nỉ, thích nhìn cao và thích chiến thắng, nhất là đối với Dũng. Mấy năm nay rối, mỗi đợt thi đấu lẫn học tập bên cạnh Vân chỉ là Dũng… Thế mà bên cạnh Dũng bây giờ là con nhỏ Tuyết Hương đáng ghét, không biết từ đâu đến. Nhìn hai tụi nó đi học chung, làm bài chung và… lại ở chung nhà, Vân cảm thầy mình thừa và cơn giận dỗi biến thành ganh ghét tự lúc nào. Vân muốn làm gì đó trái tính trái nết để gây tiếng vang cho mọi người chú ý lại nó. Nhưng không ngờ… lần này càng khiến bạn bè giận dữ và xa lánh thêm. Tại sao… tại sao chứ? Không lẽ thế là có tội cùng lớp cùng tập thể đội thể thao à? Mặc kệ tụi nó đi, Vân bất cần, cuộc đấu này nếu Vân đoạt giải, dù ít dù nhiều gì cũng làm cho Dũng và Thắng lẫn Trí Bảo sang mắt ra cho bỏ ghét, để thử coi cái con nhỏ Tuyết Hương có được bằng Vân không, và nhất định tụi nó tiếc ngẩn, tiếc ngơ vì tình bạn này đã mất. Còn nữa, thế nào thầy thể thao và thầy chủ nhiệm cũng quạt cho Dũng một bài nên thân, vì vốn dĩ Dũng là đội trưởng đội thể thao, việc Vân bỏ đi nơi khác là vấn đề cần nói tới và xem xét lại. - Vân! Vào lớp đi, đứng đây hoài làm gì? – Thu Minh hối thúc. – Giáo viên xuống lớp rồi kìa. - Ừ! Vân như chợt tỉnh bước theo Thu Minh. Cả hai vào lớp thì bắt gặp ánh mắt Tố Nga ra hiệu gì đó. Nét mặt thầy chủ nhiệm lầm lì xoáy tia nhìn vào Vân lẫn Thu Minh, làm cho hai nhỏ phải cúi mặt né tránh. Giọng thầy chợt gay gắt lẫn trang nghiêm dõng dạc hỏi lớn. - Hôm qua, tức chủ nhật, lớp chúng ta có những ai tới phụ làm vệ sinh, thu dọn cây lá của nhà bà Năm? Tuyết Hương… có em không? - Thưa thầy, buổi sang thì Hương không hiểu lý do chi mà vắng mặt. – Thu Minh đứng lên nói nhanh, dù biết rằng thầy chủ nhiệm không hỏi mình. Nga kín đáo liếc nhẹ qua Hương rồi tiếp. Nhưng khoảng chập tối tình cờ em thấy bạn ấy lò dò qua nhà bà Năm, chẳng biết để làm gì. - Thưa thầy… em cũng thấy. - Thắng đứng lên. - Thế lúc đó, hai em đi đâu về hướng ấy nếu thầy nhớ không lắm thì nhà hai đứa cách xa khu ở của bà Năm. - Dạ phải. - Tố Nga nuốt ực nước bọt tiếp. - Chẳng là lúc sang khi về tụi em có để quên tập ở nhà cô Hiền mẹ bạn Dũng nên quay lại lấy. Em sợ đường tối nên rủ Thắng đi cùng và thế là thấy được. - Vậy ngoài Hương ra, còn ai vắng mặt nữa? - Thầy ôn tồn hỏi tiếp. - Dạ, chỉ bạn ấy. - Vẫn Tố Nga nói. - Tuyết Hương! Em đứng lên. - Thầy nhìn thẳng vào Hương nghiêm giọng. – Em nói rõ lý do, tại sao em đi tới nhà bà Năm vào buổi tối. - Dạ… thưa thầy muốn hỏi gì ạ? – Hương lễ phép hỏi và nhìn thẳng vào Tố Nga. – Nga thật sự muốn nói gì tôi nào, bạn và Thắng cứ nói thẳng ra cho cả lớp cùng nghe. Hình như phản ứng và lời nói quyết liệt của Hương làm cho cả lớp phải ngạc nhiên. Bởi vì từ khi chuyển học cho tới nay Hương vốn lầm lì ít nói và bỏ ngoài tai bao lời lẽ châm chọc lẫn phá phách của các bạn nam nữ cùng lớp. Hương sống rất khép kín, người bạn nhỏ chơi thân duy nhất là Mai Thi và con chim sáo nhỏ của nhà Dũng. - Nè! Hai em có chuyện cãi vã nhau sao? - Thầy gắt gỏng. – Còn Hương! Em trả lời câu hỏi của tôi đi, qua nhà bà Năm làm gì lúc chập choạng tối? - Em… qua cho bà uống thuốc như hang ngày em vẫn làm. - Vậy ai có thể chứng minh việc bạn làm từ thiện? – Nga đanh giọng. – Cái dáng vẻ bạn đi như kẻ trộm hơn là người giúp đỡ. Còn nữa, Thắng nói là Hương thường qua vườn hái trộm trái cây của bà Năm hoài. Ở đây có bạn thấy Hương đi bán ổi, mận ở chợ vào buổi tối nữa kìa, dù chẳng được mấy ngàn so với thứ hái trộm vặt, nhưng dù gì vẫn hơn là không có. - Nga… Nga nói tôi ăn trộm. – Hương giạn đến tái mặt. - Dựa vào đâu mà Nga dám nói vậy? - Dựa vào những việc bạn làm. – Nga cứng giọng. - Tối qua lúc Hương để cái giỏ trái cây ở biđông xe đạp đi bán tôi và Thắng đã bám theo. Cầm bảy ngàn trong tay, chẳng phải Hương đã hớn hở mừng ấy à? Ăn cắp vặt vốn không quá đáng gì cho lắm, nhưng đàng này bạn lại dựa ngay bà già nghèo khổ để đi ăn trộm, thử hỏi làm sao dung túng cho được đây? - Thật có chuyện này nữa à? - Thầy nhíu mày, nhìn Hương. – Em có lời nào tự biện giải cho mình không? - Vâng! Tối qua em có đi bán trái cây, nhưng không phải là thứ ăn trộm của bà Năm. - Nói vậy trái cây đâu Hương bán? – Nga bốp chat. - Ðừng nói cho tôi nghe là tự bạn có đó. - Nhưng nều tôi nói là bà Năm nhờ tôi bán thì Nga nghĩ sao nào? - Chẳng ai tin cả và cả tôi cũng vậy. – Nga nhún vai nhiễu cợt. – Bà Năm nhờ bán thì tội tình gì Hương phải lén lén, lút lút rình mò nhìn trước trông sau hả? Còn nữa, tại lý do gì, sang, trưa, chiều không đi bán lại đi bán buổi tối? Chẳng phải sợ người ta gặp là gì? - Nga nói bậy, tôi chẳng sợ gì cả. Nhưng bà Năm yêu cầu tôi làm thế thôi, bạn không tin tới đó hỏi sẽ rõ. - Phải đó. – Mai Thi chợt xen vào. – Hương tuyệt đối không làm những chuyện Nga nói đâu. - Sao Thi biết Hương không có làm? - Thôi đủ rồi, ba đứa ngồi xuống đi, chuyện này tôi sẽ xác minh lại. Dũng! Hết giờ học em lên văn phòng gặp tôi nhé, thầy có chút chuyện cần nói đó. - Dạ. - Còn bây giờ tất cả chú ý nhìn lên bảng đây. - Thầy chủ nhiệm bắt đầu giờ dạy của mình, nhưng thỉnh thoảng vẫn nhìn Tuyết Hương với sự dò xét kín đáo. Hương bó gối nhìn những cánh cỏ bay lã bay la trên nền trời bình dị của miền quê. Buổi trưa ở đây thật êm ả lạ thường. Con đường làng đất đỏ uốn khúc sau lũy tre xanh và dưới rặng dừa đung đưa cành lá, kế nhà cô Hiền có đôi trâu to khỏe với hai cái sừng cong vút đang nhắm nhỉ cỏ mà chủ mới cho ăn. Nó nhai rất ngon lành như thế đó là mỹ vị cao lương của nó. Tự nhiên Hương nghe lòng bình thản đến lạ lung, cho dù mấy hôm nay ở lớp gặp quá nhiều mâu thuẫn. - Có khách… có khách! - Tiếng con sáo kêu lớn làm Hương giật mình đi vội ra cửa. Mai Thi cười dựng ngay chìếc xe đạp vào góc hè và bước lên thềm trìu mến nói với con sáo nhỏ. - Sáo ngoan quá, chị cưng lắm. - Cảm ơn… cảm ơn. Mai Thi thích thú đùa với con sáo và hất mặt hỏi Tuyết Hương: - Hương đõ chút nào không? - Ðỡ nhiều rồi, thứ bệnh kỳ quái này như giả đò thôi, hoì đâu mà lo. Trở trời hoặc bị lạnh là lên cơn. - Ở thành phố đầy đủ phương tiện và thuồc men, sao không điều trị? - Trị gần hai mươi năm rồi, không hết và thành mản tính luôn, trị gì nữa cho phí tiền. - Chẳng lẽ mang suốt đời? - Ừ! – Hương chỉ vào cái cặp dung đựng sách vở đi học của mình cho Mai Thi nhìn. – Nè! Bao nhiêu là thuốc, đông, tây y đều có cả đấy. Mấy tháng nay cô Hiền còn cho Hương uống cả thuốc nam nữa. Ai bày gì uống đó nhưng có lẽ chứng bệnh suyễn này nó theo Hương đến suốt cuộc đời. Nhỏ thở ra như muốn trút bớt tâm sự: - Uống thuốc hoài cũng chán, ngán tới cổ luôn chứ sung sướng gì. Nói ra Mai Thi đừng có cười mình bi quan, nhưng nếu không kịp thời dừng lại và trở về chốn này để xa lià đen tối thì có lẽ mình chết trong sa đọa từ lâu. - Nói gì ghê vậy Hương? - Thiệt đó. – Hương cười buồn. – Ðôi lúc giật mình, Hương còn không dám tin nói gì Thi. Cuộc sống ở thành phố lớn thì tất bật nhiều lắm, chẳng được yên bình như chốn quê. Mình may mắn được sinh ra ở một gia đình thừa tiền lắm bạc. Nhưng bất hạnh vì mẹ mình mất sớm. Giọng Hương chợt bùi ngùi, thương tủi: - Cha mình đi bước nữa. Thế là mái ấm gia đình của Hương phút chốc đã tan vỡ như bọt biển vỗ vào ghềnh, chỉ gây tiếng vọng… dư âm buồn lắm Thi ơi. Hương nấc lên đầy xót xa: - Hương cô đơn và thui thủi trong căn nhà to lớn đồ sộ. Hương có tất cả mọi vật chất như một tiểu thư. Tiền! Muốn bao nhiêu cha cũng cho, Cần yêu cầu gì lập tức được đáp ứng tức khắc. Cha không so đo tính toán gì với Hương. Cha sẵn sang cho Hương mọi thứ… Nhưng cái Hương cần thì cha không cho được, nói đúng là cha không đủ quan tâm tới con gái. Hương biết cha cũng thương yêu mình lắm… Nhưng thời gian rảnh của cha đã không thể dư má dành lo lắng chăm sóc cho Hương như ngày mẹ còn sống. Hương bật khóc, nước mắt tuôn dài. - Thế là Hương buồn tủi, nhất là những lúc bệnh đau trong những ngày mùa mưa dầm lê thê. Hương mệt mỏi vì cơ thể yếu đuối của mình và càng chán chường hơn với chứng bệnh suyễn lẫn sự trống vắng ghê sợ của ngôi nhà rộng lớn đồ sộ. Thế là… chuyện gì đến sẽ đến… Hương đi bụi… - Ði bụi? – Mai Thi thảng thốt, nhìn sững Tuyết Hương, như không tin vào tai mình. - Phải! – Hương gật đầu xác nhận rằng Thi không nghe lầm. – Hương sợ phải về nhà đối diện trong bốn bức tường, cho nên Hương lang thang ở khắp nẻo đường thành phố. Hương theo lũ bạn đi vụ trường thâu đêm suốt sáng và Hương tập tành uống bia, uống rượu mạnh, Hương sài tiến như nước, hết là xèo tay xin và cha lại mở tủ cho, không hề thắc mắc. Hương cầm tiền tiêu pha… nhưng lại tủi thân và giận cha mình. Thế rôì Hương lún sâu vào sa đọa của ma túy. - Trời! – Mai Thi bang hoàng. - Sự học đối với Hương không còn gì ý nghĩa. Hương không đến trường nữa. - Tức là bỏ học. - Ừ! Hương không còn khóc nữa, đôi mắt nó ráo hoảnh nhưng buồn lắm. Hương cúi mặt tránh cái nhìn của Mai Thi, khẽ khàng nói tiếp. - Cô Hiền đã cứu sống Hương khỏi sa đọa. Lần ấy, nhằm ngày giỗ của mẹ Hương, cô tìm đến ngôi mộ của người bạn thân thấp hương cúng bái và tình cờ Hương cũng ngồi ỳ nơi đó, nhìn những nén nhang lụi tàn theo khói với vài ba thứ trái cây mà Hương mua bên vệ đường. - Ủa! Sao Hương không cúng ở nhà? - Hương không muốn gặp cha. Cha đã nổi giận tát Hương khi biết Hương dung ma túy. - Nhưng như thế… cũng đâu qúa đáng. - Phải! Cha đánh Hương thì đúng, nhưng sai phạm này lỗi không hoàn toàn ở Hương. - Giọng Hương ấm ức. – Cái tát của cha… Hương đau lắm, đau tận lòng vì biết mình không còn lối thoát. Nhưng Thi ơi… Nếu như cha đánh Hương xong, hả cơn giận rồi thì phải mở rộng vòng tay đón lấy đứa con gái nhỏ bé khờ khạo của mình chứ. Chỉ cần cha mở lời là lập tức Hương đi cai nghiện ngay thôi. Nhưng cha Hương đã không làm thế, ông nhẫn tâm đuổi Hương ra khỏi nhà, còn nói là không có đứa con hư như Hương nữa. Thử hỏi Hương làm sao quay về cúng giỗ mẹ? Hương cúi gục đầu vào gối chân, khá lâu mới ngẩng lên tiếp. - Thế là Hương lao ra khỏi nhà, buồn giận đầy ứ cõi lòng và quyết định hủy hoại đời mình cho cha vừa lòng. Nhưng rồi cô Hiền lại hiện ra như một phép màu kỷ diệu. Và ở cô, Hương tìm được hơi ấm tình mẫu tử. Ngày đó… Hương mơ màng nhớ lại… - Nè! – Hương bật dậy chận ngang mỗ mẹ. – Bà muồn gì ở đây? Cô Hiền chựng lại mỡ to mắt nhìn đứa con gái trước mặt với sự ngỡ ngành. - Cô… cô là ai? - Vậy còn bà… bà là ai? – Hương hất mặt hỏi. – Bà muốn làm gì ở ngôi mộ này, khôn hồn thì tránh ra đi, đừng lộn đó! Có thích thì lại mấy mộ khác vô chủ mà nằm, ngồi tùy ý. Còn ngôi mộ này nhất định không được. - Cô à… có nghĩ lệch đi đâu vậy? – Cô Hiền từ tốn. - Gì chứ? – Hương chống một tay lên mạng sườn và soi mói nhìn cô Hiền dò xét. – Tôi còn lạ gì mấy bà quá lứa… tuổi này là lẽ đương… là gốc me và… nghĩa trang chứ sao nữa? - Cô… - Thôi, không nói nhièu, bà làm ơn tránh ra khỏi chỗ này. - Nhưng tôi… - Tôi mặc kệ bà là ai, đi nơi khác giùm. – Hương thẳng tay đẩy mạnh cô Hiền ra khỏi nhà mồ, làm cô loạng choạng té bật ra sau, cái túi xách trên tay cô rơi vung vài xuống đất, lỉnh kỉnh bao nhiêu thứ đồ lăn lốc. - Ôi… tôi xin lỗi. – Hương cau mày. – Tôi… tôi không có ý đâu. Vừa nói Hương vừa ngồi thụp xuống nhặt nhanh những thứ mới rơi và chựng lại khi nhận ra hình mẹ chụp chung thân ái với cô Hiền. Quay phắt lại, ngỡ ngành ấp úng. Hương lý nhí hỏi: - Cô… quen mẹ con sao? - Phải! Cháu là Tuyết Hương phải không? – Cô Hiền phủi quần áo, rồi nhìn Hương. Ôi chao, ánh mắt thật nồng ấm và êm dịu biết bao, mà đã từ lâu rồi Hương không còn được đón nhận. - Cô… cháu gọi bằng chi ạ? – Hương nhỏ nhẹ và lễ phép hỏi. - Cô là Ngọc Hiền, bạn thân của mẹ cháu đó. - Giợng có chợt ngậm ngùi. – Lúc mẹ cháu qua đời… cô không biết. Giờ tới ngày giỗ kỵ nên đến cúng bái. - Vậy… cô có tới nhà con chưa? - Rồi, và lúc nãy cô giang xe của dì con tới đây viếng mộ. - Hừ! Cũng là bà ấy. – Hương gầm gừ khó chịu. – Cô quá giang họ làm gì? - Ờ thì… tại cô không biết nơi mộ phần của mẹ con ấy mà. – Cô Hiền nở nụ cười thật hiền lành và kéo cánh tay Hương ân cần nói nhỏ. – Nào ngồi xuống đây đợi cô tí nhé, đốt nhang cho mẹ con xong rồi cô cháu mình tâm sự. - Vâng! – Hương im lặng nhìn cô Hiền lâm râm khấn. Mùi nhang thơm lửng tỏa bay trong không gian thâm trầm của nghĩa trang vào buổi xế chiều nhạt nắng sao mà xúc động quá. Hai cô cháu ngồi kề nhau, vòng tay cô Hiền thản thương ủ lấy bàn tay bé nhỏ côi cút của Tuyết Hương với sự xúc động chân tình. - Năm nay cháu học lớp mấy Hương? - Con nghỉ học lâu rồi. - Sao kỳ vậy? – Cô Hiền tỏ ý không hài lòng. – Nè! Lỗi này tại con hay tại ba con vậy? - Con không biết. – Hương vụt đứng lên quay mắt nhìn nơi khác xàng giọng. – Cô đừng quan tâm. Tóm lại, con cảm ơn cô đã đến viếng mộ mẹ con. Bây giờ con phải đi. - Hương! Con khoan đi đã! – Cô Hiến giữ lấy Hương. - Chuyện của con cô đã được cha con nói lúc sang. - Ông ấy… không phải là cha con. - Giọng Hương phẫn nộ, uất ức. - Cả đời này con căm ghét ông ấy. - Ðừng nói vậy mà mang tội bất hiếu đó Hương ạ. – Cô Hiền dịu dàng vén lại mái tóc rối bù của Hương, cử chỉ thật âu yếm, lời lẽ lại ấm nồng hơn. – Cha con là đàn ông… thì dù có thương cho mấy cũng không biểu lộ như mẹ con được. Cho nên, đừng trách cha Hương ạ, mà hãy cảm thong. Cha đánh con một tát tay, ông ấy lại đau đến từng đoạn ruột, một phút giận dữ đã nói lời xua đuổi, nhưng sau khi cơn giận đã qua, ông lại tha thiết tìm kiếm. Lỗi là do con cố chấp mà ra cả. Làm cha con nhau dược kiếp này không có kiếp sau đâu, nghe lời cô, trở lại trường đi. - Không! Con chán sách tập lắm rồi - Con như thế thì thử hỏi mẹ con bên kia thế giới sao yên lòng nhắm mắt chứ? – Cô Hiền từ tốn tiếp. - Sự học là lo cho bản hân con chứ có phải là lo cho cha con đâu. Bản thân con… con không biết quý trọng thì thử hỏi ai quan tâm hả? Vả lại con là con gái, bỏ nhà đi bụi, chuyện không nên chút nào. Còn vướng thêm ma túy, xì ke. Thử hỏi phận làm cha mẹ, ai không đau lòng xót ruột. Con trách ch mình không quan tâm, vậy sao con không tự kiểm điểm lại bản thân con đi, coi có làm nên tích sự gì để người vui và hài lòng chưa? Nghe lời cô đi Hương ạ! Những lời cô Hiền như phần nào đánh thức được Hương, nó ngồi im lặng với đôi mày cau lại và ánh mắt sầm u uất. Còn cô Hiền cũng thế, cô nhìn dáng Hương thui thủi mà trong lòng cứ ray rứt không yên chút nào. Ðể mặc Hương trong tình trạng tuyệt vọng cô thấy không cam tâm đứng nhìn như một kẻ bang quan. Suy nghĩ thật lâu… lâu lắm, khi ánh nắng chỉ còn sót lại vài tia cuối cùng lẻ loi bên thảm cỏ nghĩa trang, thì cô Hiền mới nhẹ nhành tiếp: - Hay thế này nhé… hôm nay con theo cô về nhà cha đi. - Con không về. – Hương gạt ngang bướng bỉnh. – Ðó không còn là nhà của con từ lâu rồi. - Ý cô muốn con về nhà tối nay là có chuyện đấy. Về nhé Hương, đùng để cô thất vọng. Thật ra, cô muốn xin phép cha con… mang con về quê tiếp tục học, miền quê mình bình dị lắm. Nơi đó, còn có mồ mã của ông bà ngoại con, con sẽ được ấm lòng hơn. Vả lại, còn có thằng Dũng… nó là con trai của cô và cũng là bạn học thời thơ ấu của con nữa đó. - Nhưng… liệu họ có chịu chấp nhận một đứa con gái như con không? - Con yên tâm, các bạn ở dưới đó thật thà lắm, cô tin tưởng chắc chắn họ sẽ mở rộng vòng tay đón con. - Cô nói thật chứ? - Thật! - Nhưng… Hương lại tối sầm mặt vì nghĩ tới con ma đang ngự trị trong người mình. Hình như cô Hiền đã đoán được từ trước nên ôn tồn nói nhanh, sợ Hương sẽ đổi ý. - Phải từ bỏ nó thôi Hương à, không thể tiếp tục làm nô lệ cho chất trắng mà hủy hoại cuộc đời được. Con còn trẻ lắm, cố mà làm lại từ đầu, cô tin con sẽ vượt qua được tất cả các trở ngại để làm lại từ đầu. Con hứa với cô Hương nhé. - Cô ơi… - Hương qùy sụp dưới chân cô Hiền và bật khóc nức nở, nước mắt nó chan hòa cùng từng giọt lệ vui mừng của cô Hiền. Cô ngồi xuống mở rộng vòng tay ôm Hương vào lòng và hứa trước vong hồn của người mẹ mà cô có được… Hương dừng lại thở hất ra và quẹt ngang mi mắt. Quay nhìn Mai Thi còn đang ngơ ngẩn vì câu chuyện cuộc đời mình, Mai Thi bần thần một giâu mới khẽ khàng hỏi: - Vậy là Hương theo cô Hiền về liền? - Không! Mất cả tháng mới về tới. - Sao lâu vậy? - Thì từ từ cắt cơn nghiền mới dám về chứ? - Bây giờ thì khỏi hẳn chưa? - Rồi. - Vậy thì chúc mừng Hương đã kịp thời dừng lại trước bờ vực thẳm nhé. – Thi kéo cái túi nylon ở góc giường mà nó mang đến, bày ra một số me đốt. - Thứ này nogn lắm đó, có ăn lần nào chưa Hương? - Rồi! Nhiều nữa là khác. Ở thành phố mình còn ăn cả me Thái Lan đấy. - Ngon hôn? - Không ngon chút nào. – Hương cười và cắn phập trái me toàn bột cát xand nhạt vào miệng nhai ngon lành và xuýt xoa: - Ái chà… chà ngon ơi là ngon! Tuyệt vời quá? - Vậy Hương thích hôn? - Ðương nhiên là thích rồi. - Cả hai cười xòa. - Nhà Thi nhiều lắm, hôm nào Hương xin phép cô Hiền tới chơi đi. - Ðược thôi, Thi có lòng mời. Hương từ chối thì không nhiệt tình chút nào. Lần đầu trong những ngày về ở đây, Mai Thi mới thấy nụ cười Hương rạng rỡ đến như vậy. Nét mặt và ánh mắt nó ngời lên ánh hạnh phúc. Cả hai tâm đắc cười nói huyên thuyên. Ngoài hiên con sáo nhỏ cũng nhảy nhót hùa theo. - Vui quá… vui quá… vui quá! - Cô nghĩ sao? - Thầy chủ nhiệm chựng lại nhìn cô Hiền hỏi. – Tôi muốn được lờin nhận xét của cô về em Hương? - Tức là anh nghi Hương ă cắp thật sao? – Cô Hiền phật ý. – Tôi nghĩ mình đừng nên làm cho nó thương tổn thêm lần nữa, sẽ không tốt lắm đâu. Ai thì tôi không biết, nhưng Tuyết Hương, con bé đó tuyệt đối không làm vậy. Còn chuyện nó qua nhà má Năm thì thường xuyên lắm, một ngày có khi mấy lần. - Thế thì còn đi bán trái cây thì sao? - Tôi cũng có biết chuyện này. - Lý do gì phải thế? - Thầy Toán tỏ vẻ bức xức lẫn nghĩ ngợi. Khá lâu ôn thở hất ra dịu giọng nói. – Tôi vẫn thấy em Hương này có điều gì đó hơi khó hiểu. Theo ý tôi, cô nên dò xét nó kỹ lưỡng hơn chút nữa. - Vâng! Tôi sẽ đẻ ý em nhiều. À phải, nếu không còn gì thì tôi xuống lớp đuợc chứ. - Còn một vấn đề… hơi khó nói nữa. - Thầy Toán kéo ghế ngồi đối diện cùng cô Hiền với cái nhíu mày và vầng trán cau lại đắn đo qua ánh mắt. – Cô biết việc bà Năm chứ? - Việc gì ạ? – Cô Hiền ngạc nhiên. - Có ai đó cho bà số tiền… - Tôi đã nghe, nhưng sao? - Trước đó vài hôm, tôi được tin… hành lang nói về em Hương khá cụ thể. - Anh… - Cô yên tâm, tôi chỉ nói mỗi mình cô nghe thôi. Dù gì thì cũng là thầy, giúp đỡ em không hết, có đâu tạo bất ổn. Nhưng tôi lo lắm cô Hiền ơi, biểu hiện con Hương quá xa lạ với tập thể, dạo này nó vào lớp nó cứ lầm lì ít nói. Nhưng phải công nhận là Hương học rất giỏi, đều tất cả các môn. - Như thế thì quá tốt rồi. - Vâng. Ý có nghĩ thế nào về việc tiền nhà tình thương của bà Năm… bị mất? - Có chuyện này sao? Tôi không nghe gì cả, mất khi nào. Tại sao mình không cất giữ mà giao tận tay bà lão làm gì? Nguyên tắc nào lại cho phép như vậy? - Nói mất, nhưng không phải mất hết đâu. - Thầy Toán chặc lưỡi. – Cô biết lớp tôi phát động phong trào quỹ tình thương chứ gì? - Vâng, thì sao? - Tố Nga làm thủ quỹ và có nhận phong thư qua đường bưu điện số tiền là một triệu ba trăm ngàn. - Tôi biết rồi. - Họ yêu cầu… Thôi nè cô xem đi, rồi cho tôi biết ý kiến luôn. - Thầy Toán chìa phong thư cho cô Hiền. - Thư gì đây… tôi đọc được à? - Phải! Cứ đọc, chẳng có ăn thua gì. Ðọc xong rồi cô sẽ hiểu lý do mất tiền một triệu ba trăm ngàn đó… một con số không mấy tốt lắm. - Anh cũng tin dị đoan sao? – Cô Hiền cười nụ và lướt mắt qua phong thư, mà đôi mày cứ cau lại, khá lâu mới ngẫng lên nhìn thầy Toán. - Họ yêu cầu trao cho bà Năm phải không? Như thế là ý gì vậy? - Tôi không biết. - Thầy lắc đầu, bỏ ghế đứng lên. - Chẳng hiểu nhà từ thiện này có ý đó gì, họ là ai chứ? - Theo tôi thì… họ muốn trực tiếp giúp đỡ trao tận tay cho bà Năm vui thôi… chắc không có ý gì đâu. Tại anh không biết chứ, tôi ở gần nghe bà tâm sự thấy tội lắm. – Cô Hiền dè dặt. – Bà ao ước được nắm số tiến lớn như thế… - Thật à? Nếu thế thì tội cho bà quá…. - Hoàn cảnh bà đáng thương lắm, chồng bị bệnh, chết lúc bà mới tròn ba mươi tuổi để lại sáu, bảy đứa con. Cả trai lẫn gái. Gánh nặng đè ập xuống đôi vai yếu đuối của bà cùng với gánh hang xôi rong đuổi khắp các nẻo đường tìm kế mưu sinh. Nhọc nhằn, cơ cực. Nhưng cuối cùng bà cũng làm thiên chức cao quí thiêng lìêng của người mẹ… Bà Năm là một mẫu đàn bà Việt Nam thuần túy nhất. Chịu thương, chịu khó và sẵn sang vì những đứa con cho chúng tất cả sức lực cũa đời mình dù chỉ còn chút hơi tàn. - Cô nói vậy thì… con bà Năm hiện ở đâu mà không lo lắng chăm sóc để trả ơn cho bà chứ? - Anh thấy rồi đó, cuộc đời bà Năm trôi qua trong hoàn cảnh ngày xưa, chứ phải như tụi mình đâu. Sáu bảy đứa con nuôi ăn đã muốn hụt hơi, nói gì nuôi nổi ăn học. Thế là dốt… dốt từ nhỏ cho đến lớn và như ra đời… làm được gì ngoài làm thuê, làm mướn kiếm sống để nuôi vợ, con, nuôi chồng, nói gì đến tới thăm, sang viếng và cung phụng mẹ già gần đất xa trời. - Nói như cô thì rõ rang họ đều vô trách nhiệm? - Không hẳn là thế đâu. – Cô Hiền thở dài. – Tôi cũng thầy họ có về thăm, mua cho miếng bánh là đi lìền, tất bật, vật lộn cùng cuộc sống mưu sinh mà. - Hèn nào… thằng Dũng nhà cô cứ nằng nặc đòi phát động phong trào nhà tình thương cho bà Năm. - Có lẽ ở gần, nên con trai tôi hiểu nỗi cơ cực và cảm thong sâu sắc với hoàn cảnh của bà Năm… Dù gì cất được cho bà căn nhà khang trang hơn một chút thì tốt đẹp hơn phải không? – Cô Hiền cười, như thầm hài lòng với vìệc con trai mình. - Cô Hiền này. - Thầy Toán trầm ngâm khá lâu. – Chúng ta trở lại vấn đề mất cắp được không. Hôm nay trên lịch cô đâu có dạy tiết đầu. - Dạ… nhưng theo anh thì ai lấy? - Nếu tôi biết thì hỏi cô làm gì? - Thầy Toán cười xoa hai tay vào nhau. - Việc này làm tôi đau đầu quá. Nói thật với cô là… Tố Nga nó nghi cho Tuyết Hương lấy đó. - Trời đất! Nhất định không phải đâu. Nhưng sao Tố Nga lại nghi như thế, phải có lý do và chứng cớ. - Ờ thì… trước cái hôm phát hiện mất tiền của bà Năm… Tố Nga tình cờ thấy Tuyết Hương qua đó lúc chạng vạng tối. - Nếu là như vậy cũng đâu có gì đáng nghi ngờ. Nhà bà Năm, Tuyết Hương lui tới y như nhà của tui vậy. Ðôi khi lúc bà bệnh, thằng cháu trai không về, Tuyết Hương còn ngủ lại bên đó để chăm sóc nữa kìa. Hương chẳng làm thế đâu. - Xem ra cô tin tưởng Tuyết Hương lắm. - Dĩ nhiên! Vì tôi hiểu rõ tình hình nó. – Cô Hiền nhăn mặt. – Nói anh đừng giận nhé… Tôi vô cùng khó chịu khi có ai đó đổ oan cho Tuyết Hương, nói ra chắc anh không tin, chứ bây gìò dám có thể trong tay Hương, nhiều thì không có… còn ít cũng vài ba triệu… - Thiệt sao? Mà nè cô Hiền, thế em Hương làm gì có nhiều tiền vậy? - Là ba nó từ thành phố gưỉ xuống cho hang tháng. Nhưng mình ở quê, xài kiểu gì hết cả năm sáu trăm ngàn mỗi tháng chứ. Con bé tốt với bà Năm lắm, tuyệt đối không có chuyện lấy cắp đâu. Còn việc em đi bán trái cây giùm bà Năm buổi tồi là muốn bà vui thôi, đôi lúc nó hái hết về đem cho hết lũ trẻ em ở xóm, rồi bỏ tiền túi ra đưa cho bà. Bán một, nói hai, ba thì thử hỏi làm gì mà nó ăn cắp được. Thầy Toán trầm ngâm nghĩ ngợi và tỏ vẻ như hài lòng với bao lời phân tích của cô Hiền. Nhưng nếu là thế thì tại sao số tiền của bà Năm sau buổi tổng vệ sinh của lớp ở nhà mới cất lại không cánh mà bay? Ai là thủ phạm? Càng nghĩ thấy càng thấy lo lắng, bởi vì số tiền này mất, người chịu trách nhiệm nặng nhất là thầy. Bất giác thấy thở dài với đôi mày và vầng trán cau lại. Tiếng trống đổi tiết học ngân dài, cô Hiền vội đứng lên nói: - Tôi xuống lớp đây. - Tôi cũng đi. – Thầy bật dậy, ôm lấy cái cập táp bước nhanh. Tiếng hô nghiêm của Trí Bảo dõng dạc. Cả lớp im lặng chào thầy. - Cảm ơn, mời các em ngồi xuống. - Giọng thầy trầm ấm. Ðợi cho tất cả yên vị thầy đưa mắt nhìn Dũng hỏi lớn. – Cho thầy xin lịch thi đấu thể thao của lớp lẫn của trường đi Dũng, có gì thay đổi không? - Dạ, chút ít ạ. – Dũng bước nhanh lên bàn giáo viên, lễ phép hai tay đưa cho thầy. Ðôi mày thầy hơi giãn ra, giờ tiếp tục căng thẳng. - Cẩm Vân! Làm ơn đứng lên nói cho tôi rõ như thế này là ý gì? - Giọng thầy phật ý thấy rõ. - Thưa thầy, chẳng có gì đâu ạ. – Vân sau phút do dự đã điềm tĩnh nói. – Em vào đội Huyện đoàn cũng là thi đấu thôi. - Còn lớp và trường mình thì sao? - Trí Bảo nói sẽ có Kim Ngân thay thế em. - Ngân thì không thể cầm vợt giỏi hơn em được. Trí Bảo! Em nói đi, ai cho quyền thế người mà không thong báo cho thầy rõ? - Thưa thầy… lỗi này là tự ý Vân đòi làm. - Bảo nhìn Vân gắt gỏng. - Bạn ấy luôn cho mình là cao hơn mọi người, cho nên thích được người ta tôn sung. Thi đấu ở Huyện đoàn là Vân có tham dự vòng lọt vào đội tuyển lên truyển tỉnh. Dù em đã hết lời giải thích cản ngăn nhưng vẫn không khuyên được Vân. - Thì tại Bảo nói không có mặt tôi mặt trời vẫn mọc đó sao? – Vân cự lớn. - Vả lại ở trường và lớp mình thiếu gì nhân tài. Biết đâu ở cuộc thi vòng huyện tôi lại bị loại do Kim Ngân và Mai Thi như Trí Bảo nói. - Trật tự đi. - Thầy gõ mạnh cây thước xuống bàn bực bội khi cả lớp bắt đầu ồn ào, nhốn nháo, bàn tán ra vào. - Vậy tức là em vẫn bảo vệ ý mình hả Vân? - Em… xin lỗi. – Vân cúi gầm mặt tránh cái nhìn trang nghiêm của thầy chủ nhiệm. – Em lỡ đăng ký rồi. - Nếu là thế thì… tôi cũng chẳng còn gì để nói cả. Chuyện thành tích là của các em, đoàn kết vươn tới thì có kết qủa tốt… còn mâu thuẫn hơn thua, ganh ghét nhau chắc chắn các em sẽ không có kết quả như ý muốn đâu. Ở đây các em đều đã lớn, chỉ còn vài năm nữa đã tới tuổi trưởng thành. Lời tôi có thể nói là mong đợi ở học sinh thành đạt trong học tập để trở nên người công dân tốt, hữu dụng cho xã hội và đất nước. Cẩm Vân có quyền tự mãn ở thành tích thể thao của mình qua các trận đấu ở cấp xã lẫn huyện, nhưng em cũng đừng nên xem thường các bạn chẳng ai có thể hơn được mình. Giỏi có người giỏi hơn. Có tài phải đi đôi với đức mới là hữu dụng. Còn có tài không đức thì chẳng làm nên việc gì cả. - Em… Vân cắn môi bực tức, sau bao lời thầy quở trách. - Thôi, không cần nói nữa. Em ngồi xuống đi. Thầy ra hiệu chấm dứt tranh cãi, và dõi mắt nhìn bao quát cả lớp, gần năm mươi mái đầu xanh thân yêu mà thầy chăm sóc đã hai năm học trôi qua giờ chỉ còn là năm cuối cấp… Mỗi đứa mỗi nơi để chọn lựa cho mình một tương lai, một ngành nghề hoặc vào giảng đường đại học thênh thang rộng mở… Chừng đó đâu còn có cơ hôi ngồi như thế này? Gần ba mươi năm đi truyền đạt kiến thức cho các em học trò, thầy luôn tận tụy với nghề bằng lương tâm một nhà giáo thanh cao. Thầy cho đi tất cả, chỉ mong mình đổi lại ở chúng một bản lĩnh với vốn sống bằng kiến thức. Duy nhất chỉ có kiến thức mới tạo nên con người đẹp và đạo đức thôi. - Thưa thầy! - Tiếng Tuyết Hương cất lên như đánh thức sự trán trở biểu lộ trong mắt thầy. - Em muốn nói gì vậy Hương? - Thầy chờ đợi. - Nếu thầy cho phép và cả lớp tin tưởng, em xin được đứng vào vị trí Cẩm Vân để thi đấu. Hương vừa dứt lời cả lớp xôn xao ngạc nhiên. Ngạc nhiên nhất có lẽ là Dũng. Vì ở chung mái nhà bao lâu nay có nghe Hương và mẹ nói gì đến thể thao, bong bàn đâu chứ. Còn tức tối, giận dữ nhất chắc chắn là Cẩm Vân. Nhỏ mở to hết cỡ đôi mắt nhìn xoáy vào vẻ tự tin của Tuyết Hương mà nghe ghét cay ghét đắng. - Em biết chơi bong bàn sao? - Thầy cũng khá bất ngờ. - Vâng! Môn này em biết chơi và em muốn đăng ký tham gia thi đấu. – Hương dõng dạc nói như chọc vào tự ái của Cẩm Vân. Lớp bắt đầu ồn ào bàn tán. Mai Thi thích thú kéo nhẹ tay Hương ngầm ra hiệu động viên. - Vậy ngoài môn bong bàn ra, em còn có thể chơi được môn gì nữa? - Thầy cũng cảm thấy phấn khởi hẳn lên. - Dạ… cờ vua và cờ long. - Thế còn văn nghệ? Em có biết ca múa gì không? Ngần ngừ một lúc rối Hương cũng gật mạnh đấu: - Em nghĩ mình hát được… tuy không mấy hay lắm. - Bây giờ… em có thể hát tặng cho cả lớp một bài mình yêu thích không? - Thầy thấy lòng vui nên đế nghị. - Dạ được ạ. – Hương mạnh dạn vâng lời. Chưa bao giờ Dũng và Mai Thi thấy hớn hở như vậy. Ðôi mắt chúng ngời lên bao tin yêu cuộc sống. Dũng nói: - Em xin phép thấy được lên văn phòng mượn cây đàn ghi ta. - Ðể tôi đi cho. - Bảo nhanh nhẩu nói và vụt chạy nhanh ra cửa. Hương đã làm cho cả lớp thực sự đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Cầm lấy cây ghi ta từ tay Trí Bảo, Hương so dây và từ tốn nói: - Nếu không được hay lắm thì thầy và các bạn cũng cho Hương tràng vỗ tay cổ vũ nhé. - Dĩ nhiên. - Cả lớp ồn ào hơn cái chợ. - Bây giờ Hương xin trình bày nhạc phẩm của Phương Uyên với bài ca “Mẹ Yêu” Sau lời giới thiệu là tiếng vỗ tay cổ động vang lên giòn giã. Cả lớp ngồi im phăng phắc khi nghe tiếng hát thiết tha trầm bổng của Hương cất lên hòa quyện cùng tiếng đàn ghi ta ngọt ngào thánh thót. Bài hát như cả một lời tâm sự mà Hương trút ra, ấm nồng tình mẹ và con, khiến cho những ai có mặt ở phòng học hôm nay đều xúc động mạnh. Lời ca nức nở, nghẹn ngào, mà qua đó Hương thể hìện, lột tả đuợc cái tình cảm thiêng liêng cao quý có một không hai ở mỗi con người. Mẹ chẳng may mất sớm là nỗi đau vô tận… nỗi bất hạnh to lớn nhất của kiếp người… Hương ca với tất cả sự nhung nhớ da diết về người mẹ tôn kính và theo đó những giọt nước mắt nhỏ cũng xót xa lăn dài. Tiếng đàn đã dứt, tiếng hát cũng im lìm. Cả phòng học như sững sờ rồi òa vỡ tiếng vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt. - Hương hát hay quá! Thật không ngờ nha, giấu nghề kín ghê đi. – Mai Thi thân ái chìa khăn tay cho Hương lau nước mắt. - Tuyết Hương! cảm ơn em đã cho lớp mình lời ca ý nghĩa. - Thầy xúc động nói. – Trí Bảo đăng ký đơn ca cho Tuyết Hương. - Dạ! - Bảo cười híp mắt – Ðúng là một nhân tài giấu mặt mới phát hiện. Thầy ơi phạt bạn Dũng đi. Bảo đột ngột đề nghị làm Dũng chưng hửng hỏi nhanh. - Tao làm gì mà phải bị phạt hả Bảo? - Tội mày thong đồng với Hương ém tài năng hiếm có này. - Giọng Bảo làm cả lớp cười vang. Hương chợt đỏ mặt nhưng nghe ấm áp một tình bạn, mà đã lâu rồi nhỏ không tìm thấy được. - Thưa thầy. - Cẩm Vân đột ngột nói lớn át tiếng cười vui thích của các bạn. – Em xin có ý kiến. - Nói đi! - Em xin được phép đấu vài bàn bong với Hương. - Có cần phải như vậy không? - Thầy cau mặt nhìn Cẩm Vân. Cả lớp cũng đổ dồn mắt về nhỏ khiến Vân ấp úng bấm tay Tố Nga ra hiệu giải vây giùm. Tố Nga hiểu ý đứng lên cười cầu hòa giải thích một cách không mấy thuyết phục cho lắm. - Là như thế này thầy ạ, Cẩm Vân chỉ muốn giao lưu với Tuyết Hương thôi, chứ không có ý gì cả. - Vậy ý em Hương thế nào? - Dạ tùy ạ. – Hương từ tốn nói. - Nếu Vân muốn thế thì em chìu. - Hương nói đi, chừng nào đấu được? - Tố Nga hất mặt thách thức. - Vân chọn khi nào thì Hương sẽ làm theo, không có ý kiến gì. - Ðang giờ học… thì làm sao? – Hương nhìn thầy như hỏi ý kiến. – Hay để chiếu chủ nhật này tiện hơn. - Cũng được. - Tố Nga thay Cẩm Vân trả lời. Không khí lớp cũng theo đó chùng xuống. Dù ai nấy có chú tâm ghi những lời thầy giảng. Nhưng thật lòng tất cả cũng đang nôn nao chờ đợi trận đấu giữa hai kỳ phùng địch thủ. Chiều chủ nhật xuống thật chậm, những ngọn gió nhẹ đùa đung đưa cành lá. Sân trường thật vắng, chỉ thỉnh thoảng vài chú chim sâu nho nhỏ chao nghiêng đáp xuống sân, tìm nhặt những mảnh bánh rơi vụn, rồi vụt bay cao, hòa quyện vào bầu trời xanh thẳm. Tố Nga bất giác dẹp bọc sari chin đỏ, và trở lại băng ghế đá nơi có Cẩm Vân đang nghĩ gì, chỉ thấy nó thỉnh thoảng lại thở hắt ra chán nản thế nào ấy. - Vân! – Nga gọi nhỏ. - Gì? - Mày sao thế? Không ổn à… - Có gì đâu, nhưng tao hơi hối hận. Bỏ đội trường thi đấu cho đội Huyện đoàn, đúng là làm vậy cũng hơi kỳ. - Sợ quái gì cho mệt, nghe lời tao dồn hết sức lực hạ con Hương cho bỏ ghét. - Không dễ dàng đâu Nga ơi. - Tức là sao? Mày đừng nói cho tao biết là chưa đánh đã sợ rối đó nha. – Nga cau có. – Chưa chắc gì ai hơn ai. Ðể thua lần này ê mặt lắm biết không Vân? - Biết rồi, nói hoài. – Vân cáu gắt, bỏ đứng lên đi quanh quẩn nơi gốc cây me tây. Trong đầu Vân linh tính như báo trước rằng với trận đấu chiều nay nó và Tố Nga sẽ làm trò cười cho cả lớp… Nếu thật sự như vậy thì còn mặt mũi nào nhìn ai. Hồi nào tới giờ chưa khi nào Vân ra quân thi đấu mà bị thất bại… Nhưng nếu lần này bại thì sao đây? Ðầu óc Vân lo nghĩ đến rối rầm. - Vân! Nga! - Thắng nhảy phóc từ chiếc xe đạp cuộc Trung Quốc mời cáu cạnh. - Xịn nha, xe leo núi mới mua hả Thắng. - Tố Nga vưà hỏi, vừa đi quanh chiếc xe chiêm ngưỡng. – Trúng mánh hả? - Của cho đó. - Thắng dài giọng. – Bà cô ở chợ huyện treo giải cho kỳ thi này đấy. Bây giờ tạm ứng trước để xài đỡ. Á phải! Chưa có tụi nào tới à? - Ừ! Còn sớm mà. - Tố Nga nhìn vào cái đồng hồ đeo tay của mình. - Mấy giờ mới đấu? - 16 giờ 30. – Vân Tố Nga nói và ra hiệu với Thắng. – Nhìn bà cụ non Vân kìa, hình như nó sợ thì phải. - Chưa đánh đã lùi sao? Tính cách này đâu phải của Cẩm Vân. Vân ơi… lại nói nghe này. - Thắng vẫy tay. – Có chuyện cần bàn mau lên. Vân miễn cưỡng bước tới ghế đá và ngồi xuống nhìn Thắng chờ đợi. - Nói gì thì nói đi thằng quỷ! - Bí mật lắm - Thắng nhỏ giọng làm ra vẻ quan trọng, nó đảo mắt nhìn quanh rồi kéo Tố Nga và Vân chụm lại gần. Cả ba rù rì gì đó khá lâu mới ngẩng lên. Ðôi mày Vân nhíu lại, nghĩ ngợi. - Người ta biết được kỳ lắm, tụi mình có nước độn thổ luôn đó. - Gì mà biết. - Tố Nga gạt ngang lời Cẩm Vân. – Mày cứ lo thi đấu hết sức mình, còn việc ở ngoài lề để tao và Thắng lo cho. - Nhưng lỡ có bề gì nghiêm trọng thì sao? - Nếu chết thì chết từ lâu, đã tám chin kiếp rồi. - Tố Nga lại chanh chua. – Yên tâm đi, khi thua mình mới dung hạ sách này. Nếu Vân thắng thì khỏi cần phải hôn Thắng? - Ừ! Tôi sao cũng được, lo cho Cẩm Vân không chịu. - Quân tử “dỏm” thì chẳng làm nên tích sự gì cả. Cẩm Vân ý mày thế nào, mau nói đi để tụi tao cho tính chứ? - Tao… sợ xấu hổ. - Con khỉ. - Tố Nga trề môi dài giọng. – Tao không nói, Thắng không nói… thì mày nói à? Tụi nó sao mà biết chứ? - Vậy thì… cứ làm theo ý Tố Nga và Thắng đi. - Cẩm Vân tỏ vẻ miễn cưỡng nhưng cuối cùng cũng gật đầu đồng ý, bởi áp lực từ đâu ập đến đè nặng tâm lý thi đấu của Vân mà cho đến bây giờ dù cố gắng trấn tĩnh, Vân vẫn không tài nào làm được. - Tới rồi kìa. - Thắng kêu khẽ, hướng mắt ra cổng trường. Cả một tập thể lớp ào ào như đàn ong vỡ tổ, rộn rang, vang dội tiếng cười, tiếng nói oang oang. Tự nhiên Vân cảm thấy như mình bị cô lập bởi sự xa lánh của bạn bè. - Tụi nó, coi bộ đang ủng hộ con Tuyết Hương đó Tố Nga ơi! – Vân giận dỗi. - Bạn bè gì thật đáng ghét, khó ưa quá trời, thấy mới nơí cũ kiểu như thằng Dũng và Trí Bảo. - Mặc kệ tụi nó, để ý làm gì? - Tố Nga dù bực nhưng vẫn cố nén. – Vào phòng đi Vân. - Ừ! Hai bạn vào trước, đừng để tụi nó thấy ba tụi mình mà sinh nghi. - Thắng nói nhanh rồi nhảy vội lên chiếc xe đạp lượn vòng vèo ở quanh sân trường một cách vô tư. Tất cả kéo vào phòng thể thao đến chật ních. Dũng ra hìệu cho mọi người nên im lặng và trật tự rồi nói lớn: - Chiều nay Vân và Hương có thi đấu bong cũng nhằm giao lưu giữa người cũ và kẻ mới thôi. Mong rằng hai bạn dù thua hay thắng cũng chẳng nên lấy thế làm buồn giận, ghét bỏ. Mình hợp sức lại để đưa đội bóng của trường đi xa tiến xa với nhiều thành tích. - Ðủ rồi, đủ rồi. - Thắng đột ngột tiến tới cạnh Dũng cắt ngang lời. – Mày nói giống đọc dìễn văn quá trời. Nào, đánh thì nhào đại vô đi, còn về kẻo tối đó. - Cái thằng khò ưa… trời đánh. - Bọn con trai nhao nhao kéo tụt Thắng đi đâu đó. Hương không nói lời nào với Vân, chỉ thấy nhỏ lặng lẽ cầm cây vợt ở đầu bàn banh chờ đợi. - Tôi giao bong được không Hương? - Vân lên tiếng hỏi. - Ðược! Vân giao đi. - Thế là không khách sáo đâu. – Vân nói xong ném trái bong nhỏ màu trắng đục lên cao để nó rơi tự do ở độ cao nhất định nào đó trong tầm tay Vân, cây vợt màu xanh lá đậm chợt vung lên thật nhanh và mạnh, quất xoáy qua hướng trái góc bàn, trong khi Hương đang đứng ở góc phải. Nhoài người thật nhanh và gọn. Hương đón lấy trái bong hất ngược lại Cẩm Vân. Rồi kẻ đẩy qua, người đẩy lại, làm trái bong bay vèo vèo tất bật, ngược xuôi ngoạn mục Cả hai, kẻ tám lạng người nửa cân, nhưng nếu nhìn kỹ thì Hương vẫn còn đang tiểm ẩn độc chiêu. Những trái bong nhỏ trải lại cho Vân không mấy gì hiểm. Nhìn ở góc độ và đôi mắt nhà nghề thì rõ rang Hương đang cố nhường Cẩm Vân, có nghĩa là nó đang thả điểm để Cẩm Vân dẫn trước vài bàn thắng đầu. 3-2 là tỉ số bàn đầu, phần ưu thế nghiêng về phía Vân. Tố Nga nhảy cẳng lên la hét vui sướng và hài lòng nhìn xoáy vào nét mặt buồn tiu nghỉu của Mai Thi với Trí Bảo. Hiệp hai bắt đầu, những đường bong hiểm được Hương tung ra, rất điêu luyện và đẹp mắt, bàn thắng cách biệt Hương làm được ngày một nhiều hơn, khiến Cẩm Vân nóng bừng cả mặt vì giận. Tội nghiệp cơn giận càng cao, Vân càng mất tinh thần để thi đấu, đường bónh Vân đi đã mất hẳn hướng cố định, lệch lạc, sai phạm ngày càng nhiều, để rồi cuối cùng Vân thua trắng hiệp hai. Ánh mắt Mai Thi rực sang, nhỏ nhìn Tố Nga rụt vai lè lưỡi như trêu tức. Cả một đám đông trai gái của lớp cười hoan hỉ vì chiến thắng này của Tuyết Hương. Thật ra chẳng phải bè bạn chung lớp thấy mới nới cũ như Cẩm Vân trách giận hoặc họ nịnh hót gì, nhưng họ giận Vân từ bỏ tập thể… dù biết tập thể đang cần mình. - Nè ra bàn đánh tiếp đi. – Vân kéo mạnh tay Tuyết Hương khi nhỏ vừa ngồi xuống chưa kịp mở nút chai uống vội ngụm nước mát. - Ðể nghỉ mươi phút lấy hơi đi Vân. – Dũng lẹ làng lên tiếng. – Giao hữu thôi mà đâu cần phải vội. - Không! Tôi không mệt nên chẳng muốn nghỉ phí thời gian lắm. – Vân gạt ngang rồi hất mặt hỏi Hương. – Sao hả, ra bàn được chứ? Hương thoáng cau mày do dự, bởi vì hơn ai hết, nhỏ hiểu được con ma bệnh suyễn trong người mình. Kiệt nhọc và cố phí sức quá thì lập tức cơn khò khè kéo về và như vậy thì làm sao mà hoàn thành cho xong trận đấu ở hiệp ba này. - Sao? – Vân thúc hối. – Ra đi chứ Hương. - Ừ! Thì đánh tiếp. – Hương kề vai Mai Thi nói nhỏ điều gì đó, rồi nhanh nhẹn đứng lên trở lại bàn bong. Lần này Vân tấn công tới tấp những đường bong dài và mạnh quất liên tục, như cố ý làm hao sức lực của Hương, bởi vì muốn đón được bong Hương phải chạy như con thoi và thật sự như ý Vân mong đợi, hơi thở Hương bắt đầu nặng nề mệt nhọc, càng lúc càng khó khăn đón lấy không khí vào buồng phổi hơn. Tay chân rụng rời Hương không làm chủ được sức lực của mình một cách chính xác nữa. Và hậu quả là để Vân dẫn trước 3-2. - Hương ơi… cố lên. – Mai Thi hét lớn. - Ðưa Hương cái khăn đi Thi. – Hương cố gắng nói, và nhỏ dư biết chỉ một ít thuốc làm thong khí quản thì khỏe lại ngay. Ðây là loại thuốc trị suyễn cấp tốc mà Hương luôn mang theo bên người, dù ở bất cứ nơi đâu và chỉ có nó mới làm cho Hương thật sự dễ chịu, mau chóng hạ ngay cơn bệnh. Trong khi đó ở bên này Mai Thi hốt hoảng tìm kiếm, cái túi nhỏ luôn đem theo để cạnh đã không cánh mà bay mang theo chai thuốc xong hơi khí quản của Hương. Trời ơi, Mai Thi kêu khổ và lo lắng đẩy tụi bạn ra xa. - Tránh một chút coi mấy bạn. – Thi cau có cúi rạp người tìm ở các ghế. - Kiếm gì vậy Thi? – Dũng hỏi. - Thuốc của Hương. Nó mệt rối kìa. - Trời đất! – Dũng ái ngại nhìn Hương và lo lắng đến bồn chồn. - Tại sao mình không nhớ Hương bị suyễn chơi thể thao đâu được. Nè tìm gặp chưa Thi? - Chưa! Tự nhiên đâu mất tiêu rồi. – Thi nhăn nhó khổ sở. – Tính sao đây Dũng? - Ngừng ngay trận đấu chứ sao bây giờ. – Dũng quyết định nhanh và nói lớn. - Nghỉ thôi Hương, Vân ơi… đừng đánh nữa, để khi khác. - Không! – Vân mím môi trả lời. – Ai buông vợt người đó thua. - Hương! Nghỉ đi, đừng rang. – Thi bối rối gọi. Nhưng bản tính Hương nào đâu ai dễ hìểu được, nhỏ cũng liều lĩnh bướng bỉnh không hề sợ bất cứ đìều gì, kể cả tính mạng mình khi bị ai đó trêu chọc, uy hiếp và một lần nữa cái tính ngang ngạnh ấy lại trỗi dậy ngay lúc này, dù cơn suyễn đã ùa về làm cô rất khó thở, lồng ngực như bị ai đó đè lên một tảng đá lớn. Gom hết hơi sức còn lại Hương cố giữ lấy cây vợt trong bàn tay của mình đón đõ bong. - Trời ơi… chịu thua cho rồi, còn làm bộ bệnh. - Tiếng Tố Nga kêu to. - Dở chịu dở ai biểu làm tang chi cho khổ thân. Vân ơi rang lên, mi chắc chắn thắng rồi. Tiếng Tố Nga một phút nào đó như xoáy sâu vào lòng Hương sự khao khát tinh thần thi đấu và nó quyết tâm không để cho các bạn tin tưởng mình ê mặt. Hương vùng lên với tất cả hơi sức còn lại đập bong thật quyết liệt về phía Vân. Bao nhiêu kỹ thuật, lẫn kỹ năng cá nhân mình đã học hỏi, tích lũy bao lâu nay Hương tung ra hết để sử dụng trong hồi chung cuộc. - Cố lên… cố lên Hương. Tiếng cổ vũ như tạo cho Hương thêm sức mạnh và khi những giây phút cuối của hiệp ba kết thúc, tiếng còi của Trí Bảo vang lên chấm dứt cuộc thi đấu thì Vân đã bị Hương dẫn điểm sát sao 4-3. - Thắng rồi… Hương ơi tuyệt vời quá. – Mai Thi reo lên chạy nhanh tới bên Hương cũng là lúc nó kinh hoàng hét lớn khi tấm thân Hương mền nhũn ngã ra trong đôi tay bạn. - Hương! Hương!... Thi hét to chưa từng thấy. - Chuyện gì vậy? - Bảo nhào tới, cả bọn nhốn nháo. - Hương… bị ngất rối. – Mai Thi òa khóc và các bạn lo lắng cho Hương. Họ nhìn nhau thầm van vái cho nhỏ tai qua nạn khỏi. - Thắng ơi… Vân run rẩy ngồi phịch xuống ghế đá. – Tính sao bây giờ, lỡ mà Hương có mệng hệ nào, chính ba tụi mình là thủ phạm giết người đó. - Ư! - Tố Nga xanh mặt. – Cơn suyễn kéo dài mấy ngày rồi. chưa có hạ, nhìn Hương thấy tội quá. Lỗi là tại Thắng xúi bậy nè. - Ai biểu bà chịu nghe làm chi! - Thì tại Nga tưởng hổng sao. - Chật. - Thắng bực tức. – Hương cũng thiệt lạ… ai đời bị suyễn mà còn bày đặt chơi bong bàn. Ngu không chịu được… chết cũng đáng. Nói xong Thắng biết mình lỡ lời nên bịt miệng nhìn quanh, nhưng sân trường đã vắng lặng. Có chăng chỉ là ba đứa tụi nó. Từ cái buổi chiều thi đấu tới nay, cả lớp ai cũng nhìn Vân với đôi mắt xa lạ, không thân thiện và có cả những nghi ngờ. Cho dù Vân đã rút tên ra khỏi đội thi đấu của Huyện đoàn vì lý do sai khấp tay. - Nga này. – Vân bỗng gọi nhỏ. - Gì? - Cái ống xông để đâu vậy? - Hỏi quỷ Thắng kìa, bữa đó nó lấy giấu đâu phải Nga. - Liệng mất đất rồi. - Thắng miễn cưỡng nói. - Ðể lỡ tụi nó thấy là tiêu đời cả ba đứa chứ không đùa đâu, ít lắm là bị khiển trách ở cột cờ đầu tuần đó. - Thôi đi ông đừng có hù nữa. Nói thử nghe coi… tụi mình nên vào thăm Hương lần nữa không? Mấy đêm nay, ngủ không yên chút nào, cứ nhắm mắt lại là Vân thấy hình ảnh Hương rõ rang với nét mặt nhợt nhạt và hơi thở nặng nề đứt đoạn. Trời ơi… Vân đưa tay bịt vội mắt. - Khổ quá thế này làm sao chịu nổi. Tâm trạng bứt xúc không an. Từ nhỏ tới giờ mới làm việc ác này. Ba mẹ mà hay được chắc Vân no đòn luôn quá Nga ơi, phải chi đừng có nghe lời quỷ Thắng thì đâu có chuyện gì xảy ra, bất quá là chịu thua, chẳng lẽ các bạn cùng lớp cười hoài sao mà sợ. Vân kể lể lê thê, hết than rồi thở dài thườn thượt, đến nỗi Thắng phát cáu lên. - Bà nói ít một chút cho tôi nhờ đi Vân ạ. - Thắng chấp tay xá dài. - Tụng kinh Tây thiên hoài đặc tai rồi nè. – Nói xong nó đứng lên đanh giọng. Có gì tôi chịu tội hết cho, làm ơn mắc oán, lo cho bà bây giờ cằn nhằn mãi thấy ghét. Dứt lời Thắng nhảy lên xe đạp nhanh ra cổng, bỏ mặc Vân và Tố Nga ở lại, hình như trong lòng Thắng còn có nỗi lo gì đó lớn hơn việc hại Hương. - Thắng! Thắng ơi! - Tiếng Trí Bảo gọi lớn từ bên kia đường. - Chờ tí tao qua có việc cần nói. Thắng dừng xe đợi Bảo, khi cả hai song hành nó mới e dè hỏi: - Hương thế nào rồi Bảo? - Ba nó ở thành phố về đem theo xe rước về trên. - Bảo buồn rầu. - Tội nghiệp bạn ấy, cứ ngồi mãi ngày này qua đêm kia, tội dữ lắm. - Vậy… khi nào Hương về thành phố? - Ði rồi. - Thiệt hả? - Tao gạt mày làm gì. À phải, thấy Vân và Tố Nga đâu không? - Chắc ở nhà tụi nó. - Thắng trả lời lấy lệ rồi nhìn Bảo thăm dò. – Tìm tụi nó chi vậy? - Có chút việc cần. - Cụ thể là việc gì mới được? - Thắng hỏi gặng. – Nói tao nghe được không Bảo? - Chuyện Hương nhờ nói lại với Vân, mày tò mò làm gì. Ủa Dũng! - Bảo vẩy tay gọi khi thấy Dũng buồn bã đạp xe chở Mai Thi với đôi mắt đỏ hoe mọng nước từ hướng bệnh viện về. Cả bốn dừng xe lại bên lề, dưới tàng cây có bong rậm. Bảo nôn nóng hỏi: - Hương đi rồi à? - Ừ! Dũng gật đầu cúi thấp mặt, hình như nó cũng rưng rưng muốn khóc. - Tao cho Hương luôn con sáo rồi, hy vọng về thành phố nó sẽ là bạn thân thiết với Hương như những ngày bạn ấy ở lại quê mình. - Vậy… cô Hiền có nói gì không? - Thắng hỏi một câu chẳng ăn nhập vào đâu cả. - Ý của mày là… - Cô Hiền buồn hay vui vậy thôi. - Thắng gãi đầu. – Tao sợ cô nhớ Hương sinh bệnh. - Mẹ tao đưa Hương về bệnh viện thành phố luôn, có thể vài ba ngày nữa mới về. Thật ra, hôm đó nếu không bị mất ống xông thì có lẽ Hương sẽ không đến nỗi thế này. Lỗi là tại tao không chịu để ý quan tâm tới Hương mà kịp thời ngăn cản việc thi đấu. - Người ta làm mà không nhận lỗi, Dũng tội gì mà phải gánh lấy. - Tố Nga quẹt nước mắt bốp chat. - Bạn bè gì còn ngồi trên ghế nhà trường mà ác độc, hơn thua chung lớp thì có gì quan trọng đâu, hà tất dung thủ đoạn. Mai này lớn lên ra đời thì thế nào cũng bị đão thải vì tính ích kỷ lợi dụng cơ hội này. Vừa nói Nga vừa nhìn trừng trừng Thắng với ánh mắt như vị quan toà đang sẵn sang kêu án. Xấu hổ và hối hận ùa nhanh với Thắng cúi gầm mặt né tránh cái nhìn của Tố Nga, rồi nhanh nhẩu nói: - Mình có việc cần phải đi gấp… chào nhé, hẹn mai gặp lại ở lớp. - Không được đi. – Thi hét lớn giận dữ, kéo chiếc xe đạp cuộc Trung Quốc mới tinh của Thắng lại, soi mói nhìn nó như vật thể lạ của người ngoài hành tinh vừa rơi xuống trái đất. - Chị Thi à… làm ơn buông tay ra giùm, tôi còn đi công chuyện cho mẹ mình đấy. Thắng cố giữ bình tĩnh để trấn áp nỗi lo sợ đang dẫn lớn trong lòng mình. Nó nhìn qua Dũng để cầu cứu nói giúp một lời cùng Mai Thi nhưng lại bất ngờ nhận ra đôi mắt của hai thằng bạn cũng đang chê trách mình không chút khoan nhượng giống như Thi. - Gì nữa đây… các người bị sao vậy? - Thắng làm bộ ngạc nhiên. - Bộ hôm nay tôi lạ lắm hả? - Phải, rất lạ là khác đó, và tao đang bị bất ngờ đến hốt hoảng kinh hoàng đây nè Thắng. - Bảo cố giữ bình tĩnh, nhưng giọng nói đã hằn học giận dữ. – Bao lâu nay tao không thể hình dung được mình chơi thân với thằng tồi tệ không lương tâm như mày. - Ê… sao cứ chửi mắng tao hoài vậy chứ. Dũng này! Mày nhất định làm nhân chứng cho tao nha, nếu như nhất thời không giữ được sự nỗi giận đấy. - Hay quá nhỉ, màh muốn dọa ai vậy? – Trí Bảo vận cứng giọng. – Nói đi… cây bút máy ở miệng túi mày lấy ở đâu ra. - Mặc kệ tao, liên quan gì tới mày mà tra khảo. - Thắng hất tay Bảo, khi thấy nó định thò tay lấy cây viết, để rồi nhanh nhẩu đút vào túi quần giấu kín. – Làm ơn tránh ra cho tôi đi. - Một lần nữa Thắng gạt mạnh bàn tay nhỏ bé của Mai Thi đang vịn vào ghi đông xe của mình, làm cho Thi sơ ý bị té vật vào lề cỏ ven đường. - Thắng này… vừa phải thôi đó. – Dũng ôn tồn lên tiếng. - Cậu không được đi khỏi nơi này như kẻ hèn chạy trốn tội lỗi của mình được đâu, nếu như muốn bạn bè giúp cậu vượt qua sự sai phạm lớn này. - Tao không hiểu tuị mày muốn nói điều gì? - Thắng lấy đâu ra cây bút máy đỏ? – Thi bật dậy hét lớn, khi chưa kịp phủi lâi áo quần đấu tóc còn bám cỏ khô khi bị té… - Có gian mà không ngoan thì thử coi lại ở nắp viết có khắc chữ gì rồi biết rõ tụi này nói chi. Thắng hơi ngớ người, nét lo sợ chạy nhanh qua mắt, nó chựng lại mấy giây vì không ngờ lại có tình huống này xảy ra. Không để cho Thắng kịp trấn tĩnh lại. Dũng nghiêm khắc nói nhanh: - Ống thuốc xông khí quản trị cơn suyễn cấp tốc của Hương là Thắng lấy, để làm cái trò ném đá giấu tay, gian lận, bịp bợm. Ðấu bong để biết rõ mạnh yếu thôi, đâu cần làm như vậy. Nói đi, bạn làm vậy có quá đáng và lương tâm mình có cho phép không? Còn nữa, khi Hương gần nghẹt thở vì thiếu thuốc tai sao Thắng cam lòng nhìn bạn sắp chết mà không đưa ra để cứu. - Tao… tao không có lấy… Tụi bây đừng hù dọa, toa rập vu oan giá họa cho thằng Thắng này. Ðừng hòng chận đấu tao uổng phí công sức lắm. Tránh ra cho tao về. - Ðược! Nói hết lời mày vẫn khâng khâng chối cãi. - Bảo gầm gừ bực dọc. - Nếu tụi này không nghĩ tình bạn thì báo lên ban giám hiệu trường xử lý rồi chứ không để gặp riêng nói nhỏ với nhau đâu. Tại mày không hối cải, đừng trách tụi tao không nghĩ tình, Mai Thi, Dũng tụi mình về đi, mặc kệ nó. Ngày mai sẽ sang tỏ cả, thử coi mày còn mặt mũi nào nhìn bạn bè chung trường, chung lớp nữa không. - Chỗ bạn lâu ngày, đừng nói tao không nhắc nhở mày đó… Ðổ bể ra chuyện xấu hổ đáng chê trách này, mày sẽ trả lời sao với mẹ mày hả? - Giọng Trí Bảo chợt trầm xuống như lời ai oán. - Tội nghiệp dì Tám, bán lưng cho trời, bán mặt cho đất, nuôi con ăn học cho bằng bè bạn, nào ngờ đứa con trai dì yêu thương lại chẳng tốt đẹp hơn lên mà còn tồi tệ, mang đủ thói hư tật xấu, thủ đoạn gian manh và trộm cắp nữa. Thắng ơi… mày thử đứng vào hoàn cảnh dì Tám khi hay con trai mình bị kỹ luật giữa tập thể trường vì thói hư đó… Dì Tám sẽ thế nào hả? - Im đi, tao không muốn nghe. - Thắng gắng gượng nạt ngang, nhưng trong bụng đã đầy ấp sự run sợ, lo lắng. Nhìn nét mặt căng thẳng cúi gầm xuống đất của Thắng. Dũng bước tới ân cần vỗ vào vai nó nói nhỏ: - Tao biết mày không phải đứa xấu, chỉ nhất thời thiếu suy nghĩ nên làm bậy thôi. Cho lên là bạn, tao khuyên mày hãy kịp dừng lại và tự kiểm điểm mình đi, vẫn còn dư thời gian tự hối đó. - Tao không biết tụi bay nói gì, đồ điên khùng. - Ðủ rồi. – Mai Thi gắt gỏng. – Nói thật đi. Thắng không biết hay giả đò không biết chứ? – Lúc về thành phố, Hương còn nói lại với tụi này dấu tích đặt biệt của cây bút máy mà Thắng đang có trong tay đấy. Cái hôm chơi bong ở phòng thể thao Hương cất chung cây viết cùng ống thuốc bây giờ thuốc mất, viết lại còn có phải vì không ai ném nó đi chứ gì? - Thi nói bậy! - Thắng ngu muội thì có. Nếu Hương không nói thì khi đứng lớp dạy cô Hiền cũng nhận ra vật kỷ niệm này. Bởi vì cây bút đó là do chính tay cô mua tặng cho Hương và khắc tên, ghi rõ ngay ở nắp viết. Nếu không tin, Thắng lấy ra coi lại đi. Còn nữa, số tiền một triệu ba trăm ngàn bị mất ở nhà bà Năm đó Thắng có biết người giấu mặt là ai không? - Chuyện ai có lowng, mcặc xác họ, tôi không quan tâm. - Tuyết Hương đấy. – Mai Thi gằn giọng. - Chắc chắn người lấy cắp nó cũng không ngờ trên mỗi tờ giấy bạc đều có chữ ký nhỏ xíu của Hương. Cho nên khi được số tiền lấy trộm đó, họ lập tức mang ra mua xe đạp để chạy. - Tôi… Thắng tái mặt. - Nhưng ngu muội cho họ là khi làm biên lai mua bán hang họ đã ghi rõ rang lại tên tuổi địa chỉ. – Mai Thi cười cợt nhìn Thắng. – Tôi nói tới đây chắc Thắng đoán được ai là thủ phạm rồi chứ? Gương mặt Thắng nhợt nhạt, đôi môi nó mấp máy mãi không thốt được câu nào. Chỉ thấy nơi trán của Thắng tủa ra ướt đám tóc và ở sống lưng cũng vậy. Cả ba đứa nhìn nhau hội ý và nhẹ thở dài. Cuối cùng rồi Dũng cũng nhẹ nhàng nói: - Bỏ đi, chỉ cần Thắng biết chỗ sửa sai là được rồi. Hương sẽ bỏ qua và không trách mắng đâu. - Nhưng số tiền… của bà Năm - Thắng lấp bấp run rẩy thú nhận. – Mình lỡ xài hết rồi, tính sao đây? - Tại sao lúc lấy trộm không nghĩ có ngày này? – Thi liếc Thắng có nửa con mắt - Thế bây giờ ý bạn tính sao? - Tôi… không biết - Thắng cụp mắt. - Vậy giao công an giải quyết nhé. - Trời… Thi ơi đừng mà. - Thắng cuống quýt kêu to trong nỗi lo sợ tột cùng. - Nếu như thế mình chết luôn quá, còn mẹ mình nữa, bà không chịu nổi cú sốc này đâu. Thắng xin các bạn đó… đừng làm lớn chuyện tội nghiệp mình lắm. - Tội cho Thắng, ai tội cho bà Năm? – Thi nghiêm giọng lên án. – Hành động xấu nào sớm hay muộn, trước hay sau đều phải đuợc phơi bày ra ánh sang cả. Như vậy, trên xã hội này mới có trật tự và công lý. Thắng có học lại khỏe mạnh mà mặt mũi tay chân nào đi lấy tiền của một bà lão gần bảy, tám mươi tuổi chứ? Mà số tiền đó lại của từ thiện nữa. - Thắng… xin lỗi! - Không đúng người rồi. – Thi gạt ngang. - Lời xin lỗi này Thắng để dành nói cùng bà Năm và Tuyết Hương kìa, cả dì Tám mẹ của bạn nữa. - Vậy… Thắng nên làm gì với cái xe này… Nhìn Thắng run sợ đến tội nghiệp. Trí Bảo háy nhẹ mắt ra hiệu với Mai Thi rồi từ tốn nói: - Nếu Thắng nhận được lỗi lầm của mình và thành khẩn nhận sai thì cứ để đó đi… từ từ tìm cách giải quyết. - Chỉ ngại quá muộn vì Hương không còn ở đây học chung với tụi mình. - Thắng do dự khá lâu mới ngẩng lên với đôi mắt đỏ hoe. - Mình xấu hổ quá. “Cẩm Vân, Tố Nga thân! Về thành phố mấy hôm, nhờ sự tận tình chăm sóc của ba và cô Hiền, cộng với các vị bác sĩ, cơn suyễn của Hương đã khỏi. Hiện tại mình khỏe lắm và nhớ các bạn nhiều. Chưa bao giờ Hương ao ước được trở lại trường, lại lớp như dạo này. Nhưng ba Hương bảo rằng điều trị xong đợt này mới cho Hương về với các bạn, thôi thì vì sức khỏe của mình đành phải chịu thôi. Vân ơi… đừng giận và ghét bỏ Hương nhé. Thật ra Hương không muốn tranh công với bạn đâu. Hương nhận lời thách đấu với Vân chỉ vì muốn tốt cho bạn thôi. Qua Hương, Vân sẽ chợt tỉnh ra một nguyên lý ở đời rằng: mình giỏi sẽ cò người giỏi hơn, nhất là lĩnh vực thể thao. Ai siêng năng luyện tập đều có thể đạt được tới đỉnh cao, Hương và Vân cũng vậy. Cho nên dù chút xíu nữa thôi Hương sẽ… ngủ luôn và sẽ không bao giờ có cơ hội gặp lại các bạn dù chỉ một lần, Hương vẫn vui. Hôm nay bệnh tật của mình giảm nhiều rồi và mừng nhất là Vân hiểu thấu vấn đề để mà tự soi rọi lại bản thân mình. Cẩm Vân! Từ nay mình sẽ hết giận hờn và sẽ là bạn của nhau nhé. Hương rất mong nhận được tình bạn thật đẹp như Hương và con sáo nhỏ của Dũng tặng. Hy vọng có một ngày nào đó Hương nhất định tạo cơ hội cho mình về lại trường, sống trong vòng yêu mến của các bạn. Còn Tố Nga… bạn cũng gật đầu nhận lời Hương chứ, khi mình về sẽ dạy bạn chơi cờ vua chịu hôn và mua tặng Nga con gấu misa, có cặp mắt nâu to tròn đáng yêu như bạn vậy. Còn nữa, cho Hương nhận lời với Thắng, hãy yên tâm giữ chiếc xe đạp mà đi học. Coi như mình trân trọng tặng Thắng món quà đó. Thôi nhé các bạn, hẹn thư sau, Hương viết dài hơn. Chúc các bạn luôn học giỏi. Tuyết Hương Vân xếp lại lá thư lại và gục đấu xuống bàn nấc lên. - Hương ơi… Vân xin lỗi. Trong khi đó Tố Nga cũng mếu máo nói không thành lời. - Tội cho nhỏ Hương quá, thật không ngờ nó khổ như vậy. Biết thế thì từ đầu Nga sẽ tốt với Hương nhiều hơn nữa. Lỗi này tại Thắng nói ra nói vào gây chia rẽ nè. - Thôi đi hai bà… cho tôi xin. - Thắng tiu nghỉu. - Nhận được thư rồi, lo viết lại hồi âm để Hương đợi tội nghiệp. À phải! Gặp Dũng với Trí Bảo không Vân, Nga? - Mai Thi nói hai bạn đó đi thi học cấp huyện rồi. – Nga trả lời. – Mình ở lại phụ với Thi tổ chức cấm trại sắp tới, làm không xong tụi nó về dần cho nhừ xương đấy. Quên nữa, Thi nhắn lại cho Thắng cố vẽ xong tờ báo tường đấy. - Biết rồi nhắc mãi. - Thắng vò đầu mình nhìn Cẩm Vân. – Còn bà… viết xong mấy bài thơ chưa? - Rồi! – Vân quẹt nước mắt. - Ước gì bây giờ có Hương ở đây, chắc vui lắm. Vân càng nghĩ càng thấy mình nhỏ mọn đáng trách thế nào ấy. - Thôi bỏ đi. – Mai thi từ đâu bước tới và lên tiếng và ngồi xuống cạnh Tố Nga. Nó lôi ra trong túi nylon ra vô số kẹo chia cho mỗi đứa vài viên. – Ngon không Vân? - Ngon. - Kẹo của Hương gởi xuống làm quà cho cả lớp nhận ngày cấm trại tới đó. Bây giờ mình hưởng trước, tới ngày ấy rang nhịn nha. Cả ba bật cười khúc khích với viên kẹo ngon miệng, chỉ có Thắng là tần ngần mãi. Nó cúi xuống bàn nhìn cây viết bic vẽ những hình thù kỳ quái vào mặt gỗ. Trong thân tâm nó vẫn đọng lại nét mặt trầm lặng khép kín đầy u hoài của Hương, mà khi mới chuyển đến ai cũng cho là dân thành phố bày đặt “chảnh”. - Thắng! – Thi gọi nhỏ. - Buồn gì vậy? - Ðâu có. - Sao không nói gì hết? - Biết gì để nói đâu. Thắng lại cúi xuống bàn, lần này nó không vẽ mà soi mói tìm cái gì trên mặt bàn, chợt nó bật cười thành tiếng, làm cho ba nhỏ bạn gái quay lại nhìn với nhiều dấu hỏi. - Nè! Lại đây coi Hương ghi gì đây. - Thắng nhích người ra xa tránh chỗ cho Mai Thi và Tố Nga, Cẩm Vân nhìn cho rõ. - Ôi… nhỏ Hương này quái quỷ chứ chẳng hiểu như mình tưởng. – Thi kêu lên và cũng cười thích thú như Thắng. - Trời ạ… đứa nào cũng bị Hương đặt bí danh cả nè. - Tố Nga đọc to. - Thắng “ngủ gật”, Dũng “lầm lì”, Trí Bảo “đầu quân”, còn Nga là “tá ngô”, Cẩm Vân thì… xí xọn khó ưa. - Ừ nhỉ! Hương nhận xét cũng đúng. – Mai Thi ôm vai Vân. - Mấy lúc Hương vào học hay đi chung với Dũng, cái mặt của Vân lúc nào cũng như cái bánh bao chiều ế độ. Khai thiệt đi… “Anh chị kết model” rồi à. - Nhỏ này. - Cẩm Vân cấu vào đùi Mai Thi đau điếng. - Ôi! Trời ạ. – Thi xuýt xoa than. - Người gì mà dữ như bà chằn lửa. Nhéo đau thấy sợ luôn. - Cho Thi chừa tật nói bậy. - Nhưng dám trúng tùm lum, tùm la lắm. - Tố Nga xen vào. – Vân sợ Hương chụp mất anh Dũng đẹp trai, con nhà… giáo… nhé, học giỏi viết chữ “bự tổ” nữa. Cả ba cười vui nhộn. Cẩm Vân thì đỏ quê một cục! (cục gì ?) Nhưng thật lòng mà nói, nhỏ cũng cảm thấy vui vui, thích thích. Thắng trải lá thư của Hương lên bàn để đọc và trầm ngâm khá lâu mới gật gù nói: - Tôi có ý kiến thế này nhé các bạn. Nghỉ hè này, mình dành ít tiền nhờ cô Hiền đưa lên thành phố thăm Tuyết Hương được không? - Ừ đó, ý kìến rất hay đấy. - Tố Nga hưởng ứng nhanh. - Chỉ có hơn trăm cây số thôi đâu có xa gì. Tưởng tượng tụi mình bất ngờ ào đến, chắc nhỏ Hương sẽ vui hết biết. - Theo Vân thì… mình gởi thư mời Hương về dự trại hay và vui hơn. - Vậy còn Mai Thi thì sao? - Tố Nga nghiêng đầu hỏi. - Thi hả… ai sao mình vậy? - Ừ! Thi cười mím. – Ba phải, bốn phải gì cũng được, miễn tụi mình vẫn là bạn tốt nhất là được. Thôi đứng lên đi. Nga trố mắt hỏi: - Ði đâu? - Lên văn phòng. - Làm gì? - Ðừng quên tụi mình tam ca nha, không tập thì ca sao ăn nhịp. – Thi nhắc nhở, rối buồn buồn tiếp. – Có nhỏ Hương ở đây là nó hát solo rồi, chắc chắn đoạt giải đấy. - Phải! Giọng ca nhỏ đó rất tuyệt vời. - Thắng xen ngang. – Nhưng có khi nào đang hát thì bị… bị…. - Bị gì… Thắng này, giỏi tài lanh. – Nga hớt ngang và trừng mắt. - Chỉ lấy hơi hát thôi mà, đâu có phí sức như chơi bong bàn đâu mà sợ. - Thì đề phòng vậy mà. - Thắng cười khì. Cả nhóm kéo lên văn phòng, cũng vừa lúc Dũng và Trí Bảo về tới. - Làm bài tốt chứ Dũng, Bảo? – Thi hỏi. - Ðược! Trúng sai, phải đợi kết quả. - Trí Bảo trả lời trớt quớt hà. – Nga liếc xéo rồi xèo tay. – Bánh đâu? - Bánh hả? - Bảo đảo mắt một vòng rồi chỉ ra chiếc xe đạp nó vừa dựng ở góc mé cây. – Ngoài xe đó, ra mà lấy. - Không có tính sao? - Tính gì, không phải một mà tới bốn cái bánh nữ đó. - Bảo galăng nha. - Tố Nga phấn khởi. – Sao biết bốn thằng tôi có mặt mà mua đủ vậy bạn. Ái chà chà… - Nga xuýt xoa và vuốt lấy, vuốt để cái áo sơ mi trắng mới tinh của Bảo. - Ðứt tay nha… con người ta đi thi mặc áo mới, ủi thẳng tấp nữa kìa. - Vậy chứ sao? - Bảo vênh mặt đắc ý. - Hôm nay Bảo giống… công tử quá. Nga vặn vẹo, uốn éo: - Hì… hì… hì… Mà là công tử khờ ra tỉnh ấy… cái loại công tử Bạc Liêu chơi ngông, lấy tiền đun nước đó. - Kệ! Vẫn hơn người ta làm điệu tiểu thư nhiều tiền, lắm bạc, mau lắm cái áo sida lại tưởng model thời thượng… - Bảo… - Tố Nga nhảy bổ vào Trí Bảo với mười ngón tay sắc nhọn chờn vờn như ưng trảo làm cho Bảo nhảy vội ra sau lưng Dũng né tránh, kẻ trồm qua, người đảo lại, xoay Dũng như con vụ quay tít đến chóng mặt. - Ðủ rồi, đủ rồi làm ơn tha cho tôi đi hai anh chị. – Dũng kêu lên. – Quay kiểu này chắc khi hai người buông tôi ra sẽ có dịp đi nhà thương Chợ Quán luôn quá. - Cám ơn, nhưng không cần. - Bảo nheo mắt tinh quái cười khì ra phá tiếp. - Nếu có máy ảnh thì chụp một “pô” chờ nước lớn rửa xong đem quảng cáo hoa hậu… “Tào thị” ăn khách lắm đó Tố Nga. Cái dáng đứng oai vệ như bà… bà… - Bảo cố ý kéo dài giọng cà lăm. – Bà… bà gì nhỉ, Thắng? - “Bà xã” đó! - Thắng châm ngay vào, thế là mũi dùi bay qua Thắng. - Xí hụt, lêu lêu! - Thắng né được cái cấu đau điếng vừa cười khì khì trêu chọc Tố Nga với cái nheo nheo mắt khích bác. - Hai bạn ăn hiếp Tố Nga không hay chút nào. – Vân lên tiếng với nụ cười tươi như hoa hồng buổi sang. – Nè hãy đợi đấy đi. Tố Nga bỏ qua đừng giận lấy chi cho mệt. - Ai them giận người dưng. – Nga trề môi. - Người dưng khác họ đem lòng… nhớ thương đấy Nga ạ. – Dũng cũng vào hùa với cái nheo mắt cùng Bảo và Thắng rồi hắng giọng trịch thượng tiếp. - Ở giai đoạn này thì cả hai lên ttang tốc là vừa, đừng để lỡ chuyện đò ngang Nga hả! - Dũng này… nói bậy bạ quá. – Nga đỏ mặt. - Nói thiệt đó. - Bảo lấn tới. - Chướng ngai vật không có, thời gian học chung ba năm cũng đủ dài, thì cơ hội tăng tốc đạt mục tiêu cần phải có chứ. Bảo với Nga không chịu leo núi bây giờ thì làm sao lê tới đỉnh cho được. - Nè! Tôi hiểu sao đây với lời này. – Mai Thi dí dỏm. - Muốn gì thì khai báo thật sự đi, để tụi này làm chứng luôn. - Phải đấy… Bảo thì sao cũng được. Vậy ý Tố Nga thế nào? - Không giỡn đâu. – Nga xụ mặt cau có. Bởi vì nó biết chiêu giận dỗi này mới mong thoát khỏi bao lời trêu chọc quá quắt của tụi bạn. Quả vậy tiếng cười khúc khích chợt im bặt, ghế ai nấy ngồi. Cái xóm nhà lá ồn ào huyên náo giờ thiu thít buồn hiu giống hệt mặt biển trước khi nổi sóng ngầm thành bão. Bảo bỏ đứng lên tới bên Thắng nói gì đó vào tai nó. Cả hai rủ rì thật lâu rồi kéo ra ngoài. Chỉ một thoáng là quay trở vào. Thắng đi tới chỗ Tố Nga và Cẫm Vân ngồi, để trước mặt hai nhỏ một gói giấy báo khá to nói: - Hôm trước Bảo còn thiếu Tố Nga và Vân một ký kem. Nó mua để dành khá lâu rồi, tại giận hờn nên không đem tới được. Nay nhóm mình thuận hòa, Bảo đã “hâm nóng” ký kem lại mang tới cho Nga, xin hãy nhận nó với lòng thành nhé. - Có phải thành ý không đây. – Vân nhìn Thắng nghĩ ngại. – Cái giọng điệu ngọt ngào này hiếm nghe đuợc lắm đó. - Không tin thì mở ra xem đi, sợ gì mà hỏi. - Thắng thản nhiên. – Không chịu ăn bây giờ thì về nhà ăn cũng được, hoặc đem phơi nắng sẽ để lâu hơn, tha hồ ăn từ từ. - Nói nhiều quá… cảm ơn. - Tố Nga cắt ngang và kéo cái gói giấy lại gần mình. - Bảo có lòng mời, mình không nhận sợ người ta buồn. Mai Thi! Lại đây. Ủa! Cô Hiền tìm bạn kìa Dũng! - Ðâu! Cả bọn vội đi ra khỏi phòng thư viện, cũng là lúc cô Hiền bước tới cười thật tươi hỏi: - Các em có mặt cả rồi à? - Chuyện gì vậy mẹ? – Dũng hơi lo. - Không có gì, là mẹ muốn mời tụi con về nhà dung cơm thôi. - Sao… có bữa cơm này. – Dũng nhíu mày nhìn mẹ. – Hay mẹ muốn ăn mừng trước khi con có kết quả thi vòng huyện. - Nghĩ sao cũng được. Tóm lại, kéo cả về nhà nhé. Thức ăn nhiều lắm. - Vâng! Viết xong mấy trang thơ làm bích báo tụi con sẽ về. Sẵn bụng đang đòi biểu tình, các bạn nhất định dung nhiệt tình với mẹ. Chờ cô Hiền ra khỏi lớp, Thắng mới nhảy cẳng lên nói; - Có phần không cần gì lo nhé các bạn. Hôm nay tha hồ ăn. - Xí! Thắng luôn là đứa có tâm hồn ăn nhất lớp. - Dĩ nhiên phải thế thôi Nga ơi… có thực mới vực được đạo đúng không nào? - Thắng cười khi cúi xưống vẽ nhanh hình cô bé có cặp mắt nâu to tròn rất dễ cảm. Phải công nhận là Thắng có bàn tay họa sĩ, nó vẽ và trang trí rất đẹp, hầu như năm nào nó cũng đoạt giải cao về mỹ thuật của tờ bích báo lớp. Cả nhóm mạnh ai nấy lo và hoàn thành tốt công việc được giao, làm rất nhiệt tình, cho nên khi Dũng ngẩng lên vươn vai đứng dậy cũng là lúc tất cả đều thu xếp vật dụng cho vào cặp. - Xong chưa các bạn? – Dũng hỏi. - Rồi! Tranh thủ mà. - Vẫn cái giọng them ăn của Thắng. – Ðói muốn rã ruột cho nên phải cố. Nè! Các bạn thử hình dung coi hôm nay ở nhà cô Hiền cho tụi mình ăn món gì nhỉ? - Roi mây! – Mai Thi châm chọc. - Thứ đó nó dai lắm, cỡ như Thắng, ăn khoảng chục roi là no tới tận cổ và nhớ đời luôn đấy. - Gì tới chục. - Tố Nga dài giọng. - Chừng năm roi là chạy đến cong đuôi rồi. - Hai bà tưởng tôi là con gì mà có đuôi hả? Cả bọn cười rộ. Tố Nga nhún vai tiếp: - Mười hai con giáp, hễ con nào có đuôi là Thắng tha hồ chọn. Nhưng theo Nga nhìn với đôi mắt của mình thì… thì con gì nhỉ… Cẩm Vân theo mi Thắng được phong hàm con gì? - Con khỉ đột. – Vân nói nhanh. – Láu táu lộn xộn, không ngồi đứng đàng hoàng gì cả. Y như con khỉ ở nhà ông sáu, lúc nó giật món của Nga đấy. - Ờ… cũng hơi đúng. – Nga gật gù và đưa tay bụm miệng cười vì nét mặt của Thắng méo xệch đến thảm hại. - Thôi đi Nga với Vân ác miệng quá, nói vài lời nữa, mình không tin là Thắng chịu nổi, nó đổ lệ trần ai bây giờ. - Bảo xen vào. - Ðủ rồi nha các người. - Thắng múa máy hát theo một lèo vọng cổ làm cả bọn cười muốn bò xuống đất. - Trời ơi… đau bụng quá. – Mai Thi quệt nước mắt ôm bụng rên rỉ. - Ðâu phải đau. – Vân lên tiếng. – Thi nghe kỹ lại coi có phải tới giờ bụng mi muốn biểu tình lung tung vì đói rồi không? - Không phải thế đâu. - Tố Nga xen vào rồi áp tai vô bụng Mai Thi mà kêu lên. – Hình như nó đang đòi “bún riêu cua” hay “bún bò huế” gì đó Thi ạ. Lại một trận cười nghiêng ngả nữa nổi lên: - Thôi được rồi các bạn… muốn gì thì cũng ránh nén dạ, về nhà tôi tha hồ ăn nhé. - OK! Thôi đi nào. - Thắng ôm lấy cặp. - Một… hai… ba… về

Polaroid